5 tháng 12, 2011

Càm ràm... "nhạc "bí hiểm" - kỳ 1

Dạo nầy BCTT không còn rảnh rỗi ngồi nhà cuối tuần như dạo trước.
Ngày cuối tuần cứ chiều thứ sáu BC cùng anh xã lái xe một tiếng rưỡi về một t/p khác. Rong chơi 2 ngày đến chiều chủ nhật mới về nhà. Vì thế mà không có viết lách được gì để đóng góp cho vườn tanchau. Tối nay BC lang thang trên mạng, thấy một bài viết "càm ràm" về nhạc. BC thấy hay hay, quen quen. Để đấy thì tiếc... nên BC TT đem về post lên đây đọc cho vui. Coi như là... đóng góp vậy nhá :D

CÀM RÀM... "NHẠC BÍ HIỂM"

Bỗng nhiên tự dưng "mấy cha" phân loại nhạc Việt ra làm nhiều thể loại, như là: nhạc tiền chiến, nhạc thính phòng, nhạc sến, nhạc “té ghế”,... Tới đây xin “mấy cha” cho tôi thêm vô 1 loại nữa được không? Đó là “Nhạc bí hiểm” (nghe hoài mà không hiểu)! Có những bài hát mà tui nghe mấy mươi năm, cho tới bây giờ cũng còn nghe, nghe cả ngàn lần... mà tôi hiểu, tôi chết liền:
- “Ru mãi ngàn năm, dòng tóc em buồn. Bàn tay em năm ngón (quá đúng) ru trên ngàn năm. Trên mùa lá xanh, ngón tay em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm...” (TCS - Ru em từng ngón xuân nồng)
Ngôn ngữ sử dụng quá hay, nhạc và lời quyện vào nhau như đôi uyên ương.... nhưng TCS muốn nói cái gì? Ai hiểu giúp dùm. Chữ nào tôi cũng hiểu, ráp lại nguyên câu... HỔNG HIỂU!
- Hay là: “Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô…”. Cọng tôi hiểu, buồn tôi hiểu, cỏ tôi biết, khô tôi hiểu, nhưng "Cọng buồn cỏ khô"? tôi hiểu tôi chết liền! hahahaha... Tôi dám thách cả Hàn lâm viện ngôn ngữ học của thế giới mà dịch cho mọi người hiểu, tôi sẽ đi trên tuyết bằng 2 chân, không mang giày.
- Hoặc: “Chiều một mình qua phố. Âm thầm nhớ nhớ tên em. Có khi nắng khuya chưa lên...” hahahaha… nắng khuya là gì??? Ai mà dịch nắng khuya ra tiếng Anh hay tiếng Ấn độ hay tiếng Tàu, người đọc sẽ nghỉ là tên dịch thuật nầy loạn óc. Nhưng TCS giải thích: ngồi chờ em ở đầu hẻm, có ánh đèn xe... rồi thành “nắng khuya”...
Thật tình thì tôi cũng tự hào đã có vài mươi năm sống cùng thời với TCS, nghe nhạc TCS... ai mà đem sợi tóc đi chẻ làm tư làm tám kìa (còn nhiều lắm....). Túm lại, đôi khi cũng có người théc méc thì TCS giải thích: "...bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích thì rõ ràng thật là khổ...."

** Bây giờ là đến nhạc sến. Thật tình tôi mê nhạc sến vừa gì đâu “mấy cha”. Nghe nè:
- “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người, mà yêu thương trót trao nhau trọn lời...” (Nửa đêm ngoài phố - Trúc Phương), nghe là hiểu liền, không dư không thiếu.
- Hay là: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...”
Đó… đó.... nhớ quê hương khi nghe loại nầy đó. Hè nầy là hè của tụi học cấp 3, có tình yêu rồi. Tụi nó nhớ Tân châu tại vì nó có mối tình đầu ở đó. Quê hương: ngày thơ để ở, tuổi niên thiếu để yêu và… bây giờ tụi nó nhớ khi nghe “Yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên tình dài gắn bó đôi lời. Ta quen nhau một ngày, thương nhau trọn đời giữ cho lâu dài…”. Mà trong đó hỏng có tui à nghen, tôi hận TC có vừa gì đâu??? Lâu dài đâu hổng thấy, chỉ thấy nàng lên xe hoa.... nàng bỏ xa xôi và gần gũi, bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui..., từ đó tôi bỏ xứ luôn... và trôi dạt đến xứ lạnh nầy đây.

** Và đây đến nhạc thính phòng:
- “Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em, lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm. Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi, trách nhau một lời thôi.... Tâm hồn mình đâu lẻ loi.....”.
- Hay là: “Mưa soi dấu chân em qua cầu, theo những cánh rong trôi mang niềm đau. Đời em đã khép đi vội vàng, tình ta cũng lấp lối thiên đàng..." (Mắt lệ cho người tình - Từ Công Phụng), nghe có đã hông??? Từ Công Phụng viết 2 bản: thứ nhất "Bây giờ mấy tháng" khi biết kết quả ổng bỏ chạy, và không quên viết an ủi "Mắt lệ cho người tình ". :lol:


Cùng các bạn,
Tôi càm ràm cho vui thôi, chớ nhạc nào cũng hay. Mình thích bản nào thường là tại vì nó nói đúng tâm trạng của mình.
Mỗi lần về quê TC, nhớ lại chuyện xưa, ghé lại thăm nàng, mình cũng “cải lương” chút chút:
- Ngày em lấy chồng anh đau khổ lắm, nhớ tới bây giờ còn ê ê…
* Thiệt hông anh, anh vẫn còn đau khổ hả?
- Ừ... vẫn còn...
* Khổ... mà có thấy gì không? (gì nữa đây?)
- Khổ vô cùng…
* Khổ vô cùng chưa đủ đâu anh, khổ phải thấy cái gì mới được!
Bực quá,... tôi đứng lên:
- Khổ thấy Mẹ, được chưa??? :lol:
Tác giả..."bí hiểm"
(19/10/2011)
TT sưu tầm từ http://phanthingacdct.blogspot.com/
với cái link: http://phanthingacdct.blogspot.com/2011 ... ho-88.html
Bà con đoán thử xem, bài CÀM RÀM trên của ai vậy? 
Sưu tầm từ http://tan-chau.com/phpBBVietNam2/viewtopic.php?f=41&t=3437

PHẢN HÒI
1/Cảm ơn tác giả nào đó :mozilla_tongueout: đã có bài càm ràm vui. :clap: :ros:
NL khi nghe nhạc TCS cũng có nhóc théc méc luôn! Khi đó thì NL cố "dịch" ra để hiểu (theo ý mình) đại khái. Với NL, cái "bí hiểm" để mỗi người hiểu thế nào là tùy có lẽ cũng là một yếu tố lôi cuốn của nhạc TCS (?).
Trong "Một cõi đi về" thì câu "Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi" (mà có ca sĩ hát thành "Con tim...") cũng bí hiểm luôn... "Con tinh" nó chợt gọi nên mới hiện bóng "con người" trong ta, nhưng mà là "con tinh yêu thương" ấy nhé... (còn nữa)
Tuy nhiên, nhiều chỗ "bí hiểm" NL tạm "dịch" được, còn chỗ "nắng khuya" thì bó tay! (nào giờ cứ tưởng là ánh trăng, ai dè là đèn xe). Chời chời... có ca sĩ hát thành "nắng mưa" kìa...

Còn "cọng buồn cỏ khô" thì... NL nhớ mang máng có lần đọc một bài viết về ca từ trong nhạc TCS, trong đó tác giả nói rằng nghe "cọng buồn cỏ khô" nó "đã" hơn là "cọng cỏ khô buồn" mà không phải chỉ do dấu thanh ở chữ cuối (dấu huyền hay không dấu) và... thế mới là TCS!

Rất mong nghe tác giả càm ràm tiếp cho vui nhà vui cửa. :clap:
NL nghĩ đây là nơi họp mặt của những người thân quen cũ và con cháu của họ, thỉnh thoảng có khách khứa và những khách khứa đó từ từ cũng thành thân quen nên có đùa giỡn với nhau mới vui, mới xôm tụ. Lúc nào/ai nghiêm túc thì nghiêm túc (cũng cần thiết) nhưng lúc nào/ai giỡn được thì cứ giỡn.
Bà con cũng nghĩ như NL chứ?
NL
2/
thanh thảo đã viết:
Hay là: “Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô…”. Cọng tôi hiểu, buồn tôi hiểu, cỏ tôi biết, khô tôi hiểu, nhưng "Cọng buồn cỏ khô"?


hello.
Ai đó càm ràm cỏ ....nên BC lên tiếng một tí cho vui. Ca từ trong âm nhạc nếu nghỉ và viết đúng thì bài hát đơ lắm ạ. Vì thế mà nhạc sỉ hoán đổi "cọng cỏ buồn đến.... khô" hay "cọng cỏ khô buồn" thành "cọng buồn cỏ khô" cho nó nhẹ và vần.


Cũng như có bài hát người nhạc sỉ nói về "nhớ" nói nhớ thì người ta thường nói nổi nhớ, niềm nhớ. Còn ở đây nỗi nhớ được đổi thành "sợi" nhớ, niềm thương thành Sợi thương (có một bài hát sơi nhớ sợi thương, BC quên tên tác giả). Nếu xài từ "nổi" thì ta sẻ thấy nổii nhớ rất là bức bối làm cho ta ê ê con tim :D . Với "niềm" thì cho ta một cái nhớ âm ỉ dấm dẳng. Tuyệt làm sao khi nó là sợi nhớ, sợi thương mỏng manh như tơ. Không vội vả nhớ, không ồn ào nhớ. Mà sẻ là mơn man nhớ ....thỉnh thoảng nhớ....ngọt ngào nhớ...ấm áp nhớ. Biến nôỉ nhớ xa trở nên gần :) . BC nghỉ như vậy đó! còn các bạn thì sao ạ?


Vài lời với tác giả càm ràm cho vui. Chúc tác giả mọi điều tốt lành.
BCTT
3/
Ặc ặc! Đọc bài nầy thấy quen quen, quen cái chỗ là cách viết, kiểu càm ràm và là của ai biết liền khỏi chạy. Đây cũng là sở trường của tác giả, người rất sành về âm nhạc ta lẫn tây, không chỉ nghe thưởng thức còn ngâm cứu cả lời nhạc. Đúng là mấy ông nhạc sỹ lúc sáng tác không biết tâm trạng ra làm sao mà nhiều khi để mấy lời đúng như tác giả bài viết đưa ra là: tách từng từ, từ nào củng hiểu, ráp từng từ lại thành một câu... hiểu chết liền. Qua bài nầy tôi giờ mới hiểu "nắng khuya" là ánh đèn xe, chứ trước giờ vẫn nghe nhưng không hiều "nắng khuya" là nắng gì, cứ ngỡ TCS qua Bắc Cực chơi rồi sáng tác ra hai từ nầy?


Nhiều khi ngồi nghe nhạc, nghe lời nhạc tui chả hiểu gì sấc, chỉ nghe giai điệu, hòa âm,... thấy hay thì khen nhưng hay ra làm sao thì tui bù trấc. Đi hỏi người ta thì không dám vì sợ người ta chê mình dốt, tui đôi khi nghe nhạc giống như vịt nghe sấm. Nghểnh cổ lắng nghe nhưng ngẩn ngơ không biết hay chỗ nào.


Sẵn đây nhờ tác giả giải thích giùm một câu trong bài "nghe những tàn phai" của Trịnh công Sơn. "Chiều nay em ra phố về thấy đời mình là những quán không, bàn im hơi bên ghế ngồi, ngày đi đêm tới đã vắng bóng người..." Hu hu! Tôi nghe hoài mà không hiểu ông nhạc sỹ họ Trịnh muốn nói cái gì mà ví đời em như những quán không, mong người viết bài "càm ràm... nhạc bí hiểm " giải thích giùm, xin cám ơn trước.
Rồi trong bài " Rồi như đá ngây ngô" cũng có câu: "Đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối....." Hu hu! không biết họ Trịnh thấy gì mà bảo thấy trên lá khô là một dòng suối??? Trong bài nấy quá trời "đôi khi" mấy "đôi khi" khác thì tui hiểu không nhiều thì ít, mà cái "đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối" thì tui không hiểu, nhờ diễn giải giùm luôn nghen.
Một lần hỏi một lần khó, sẵn hỏi luôn bài nữa. Trong bài "Ngậm ngùi" của Phạm Duy phổ thơ của ai đó mà tui không nhớ, mở đầu là:
"Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ, xếp đôi lá rầu"
(Câu nầy nghĩa là gì? Sao mà gọi là vườn hoang trinh nữ? Lá rầu là lá gì???)
...............
Người viết bài càm ràm, tui theo đó càm ràm theo. Nhờ người viết bài "càm ràm... nhạc bí hiểm" làm ơn giải thích giùm mấy điều thắc mắc về nhạc bí hiểm thêm để tui mở mang thêm chút ...bí hiểm :D
BQ
4/BQ ơi!
NL gởi hình lên DĐ xong mệt quá ngủ gục (quên tắt đèn, tắt máy, tháo kính lão) và nằm mơ... nghe tác giả trả lời théc méc của BQ như sau:
:mozilla_tongueout:


Hello Bạn ta BQ, (ặc ...ặc)
Trước khi gởi bài càm ràm về cái bí hiểm của ca từ .....tôi chỉ nói là vui chơi thôi, bây giờ bạn ta lại théc méc: đời người như quán không... (nghe những tàn phai)! Nghe cái tựa bài hát nó đã nói lên 1 cái gì rồi, theo sự hiểu biết của 1 người chỉ biết có: tái, nạm gầu, gân, sách... nói chung là Phở, thì ý của cố Nhạc sĩ TCS ví đời người khi tàn phai (về già) thì như cái quán không người, người tình, bạn bè.... hôm qua đã xa mình hết rồi, tất cả dần dần tàn phai và cũng không được ai đó ngó ngàng, chăm sóc. Quán không thì xuống cấp nhanh lắm, cũng như con người gần cuối đời.
Thành thật thưa cùng bạn, tui biết tới đâu thưa tới đó, có gì thiếu sót nhờ đàn anh, đàn chị chỉ dùm.
"Đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối...". Nói tới lá khô là nói đến mùa Thu, lá khô tượng trưng cho sự chia lìa.... nhưng trong bài hát nầy có quá nhiều "đôi khi" cho nên có thể TCS nhìn thấy một bức tranh và rung động (tôi mà hiểu ý của TCS tôi chết liền). Giòng suối theo ý ông có thể là hạnh phúc, bởi vì 2 bên bờ 1 con suối là phì nhiêu... cũng có thể theo ý ông, trong cái khổ đau cùng cực nó cũng có mầm hạnh phúc.
"Nắng chia nửa bãi :chiều rồi ....
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây"

(Ngậm ngùi - Huy Cận)
Ru người yêu ngủ như vậy.... chắc hỏng có tôi trong đó đây là bài thơ quá hay và lãng mạn, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. BQ ơi !!! lần sau có nghe Lệ Thu hát bài nầy thì ngồi im mà thưởng thức.... hỏng lẽ bây giờ tụi hậu sinh như bọn mình, sửa lại "lá rầu" thành "lá đa" cho bạn mình dể hiểu... ặc....ặc.... kỳ sau tôi sẽ viết cái bí hiểm trong lời nhạc TCS có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống của tôi cho bạn biết, nhất là bài "những con mắt trần gian".
Phải ngày xưa tôi nghe lời của người đẹp Tânchâu thì đời tôi đâu có khổ như bây giờ. Nàng lên xe hoa, tôi nguyện với lòng phải trả thù, tôi trả thù bằng cách nào hẹn kỳ sau, ngày xưa nàng khuyên tôi nên tập hát, nàng thích ca sĩ chăng??? ai biết!
"anh xin vô ban văn nghệ của trường đi"
"anh không có khiếu ca hát "
"ca hát đâu cần gì nhiều "
"vậy chớ theo em ca sĩ cần gì "
"hahahaha.... anh đẹp trai, làm ca sĩ nhiều người ái mộ"
hahahahahaha..... tôi đẹp trai Hahahaha tôi đẹp trai hơn BQ (cái này TT nói à nghen bà con)

Tác giả... bí hiểm :mozilla_sealed: :mozilla_tongueout:
NL
5/
Ngoc La đã viết:
Phải ngày xưa tôi nghe lời của người đẹp Tânchâu thì đời tôi đâu có khổ như bây giờ. Nàng lên xe hoa, tôi nguyện với lòng phải trả thù, tôi trả thù bằng cách nào hẹn kỳ sau, ngày xưa nàng khuyên tôi nên tập hát, nàng thích ca sĩ chăng??? ai biết!
"anh xin vô ban văn nghệ của trường đi"
"anh không có khiếu ca hát "
"ca hát đâu cần gì nhiều "
"vậy chớ theo em ca sĩ cần gì "
"hahahaha.... anh đẹp trai, làm ca sĩ nhiều người ái mộ"
hahahahahaha..... tôi đẹp trai Hahahaha tôi đẹp trai hơn BQ (cái này TT nói à nghen bà con)


hello,
Con gái thường thích nghe người ta khen nhất là khen đẹp. Con trai thì sao? cũng thích lắm chứ. Có lần TT hỏi tác giả bí hiểm :- ngày xưa anh thế nào? đẹp trai không?
- Ngày xưa hả...ngày xưa anh đẹp trai lắm à!
TT :- Vậy hả, hèn chi giờ vẫn còn nét...(tác giả cười khoái chí) bây giờ anh vẫn còn đẹp,
- Đẹp cở nào?
TT:- đẹp hơn BQ ah! hahahaha!
Nhưng rồi TG thích quá ....khoe. BQ ấm ức rằng :- nghỉ sao mà nói đẹp hơn tôi. Tôi chỉ có thua a- len- đờ- lông ben thôi. Chứ hỏng có thua ai hết (tự tin ớn)
------
Nếu lần sau có dịp thì sẻ nói như vầy chắc BQ hài lòng " Anh xấu hơn hơn BQ" Như vậy có nghĩa là BQ đẹp hơn rồi :D
chịu chưa BQ.
Cùng tác giả bí hiểm, ít ra ngày xưa cũng đã được đẹp trai rồi. Giờ xấu hơn người đẹp trai (BQ) một tẹo chẳng nhằm nhò gì đâu. Chúc Tác giả luôn vui để càm ràm nhạc bí hiểm tiếp nữa.
TT
6/"Tác giả... bí hiểm" đã viết:
"Đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối...". Nói tới lá khô là nói đến mùa Thu, lá khô tượng trưng cho sự chia lìa.... nhưng trong bài hát nầy có quá nhiều "đôi khi" cho nên có thể TCS nhìn thấy một bức tranh và rung động (tôi mà hiểu ý của TCS tôi chết liền). Giòng suối theo ý ông có thể là hạnh phúc, bởi vì 2 bên bờ 1 con suối là phì nhiêu... cũng có thể theo ý ông, trong cái khổ đau cùng cực nó cũng có mầm hạnh phúc.

Hay quá đó, "tác giả... bí hiểm" ơi! :clap:
Từ nào giờ nghe bài này BD cũng hiểu mang máng chứ không hiểu sâu được như vậy.
"Tác giả... bí hiểm" đã viết:
....Hahahaha tôi đẹp trai hơn BQ (cái này TT nói à nghen bà con)

:clap: :rollin:

"Tác giả... bí hiểm" đã viết:
"...kỳ sau tôi sẽ viết cái bí hiểm trong lời nhạc TCS có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống của tôi cho bạn biết, nhất là bài "những con mắt trần gian".

Nói đến "những con mắt" thì hay phải biết!
Chờ lắm đó nha, "tác giả bí hiểm" ơi! :mozilla_sealed: :mozilla_tongueout:

Sẵn đây gởi ké link phản hồi bài "Ngậm ngùi": viewtopic.php?f=24&t=1606&p=14089#p14089
BD
7/Cám ơn tác giã đã giãi thích, điều nầy giúp tui thêm phần hiểu biết về ca từ trong âm nhạc. " đôi khi thấy trên lá khô một giòng suối" Người viết bài đã giãi thích có lẻ quá hoàn hảo rồi. Con người ở tận đáy của sự khốn cùng vẩn có thể thấy và nhen nhóm một mầm sống hy vọng. Đúng là vậy, trong đời thường quanh ta vẩn còn thấy nhiều mảnh đời khó khăn nhưng họ vẩn sống, vẩn cố gắng vượt qua số phận, có lẻ họ thấy trong sự khốn cùng, chia ly vẩn còn một giòng suối hy vọng?
Còn bài "nghe những tàn phai", theo cách giãi thích thì thiệt tình đời con người mà buồn như cái quán không, chỉ có "bàn im hơi bên ghế ngồi" quả là chán chết. Quán mở ra mà không bán buôn được thì không bao lâu sẻ dẹp tiệm. Đời con người củng vậy, không tình yêu, không bạn bè, không người thân thì không bao lâu củng tàn phai mau chóng. Xin cảm ơn người viết bài một lần nửa.
Còn về bài thơ "Ngậm ngùi" của Huy Cận. Có người giãi thích với tui rằng. "vườn hoang trinh nữ, xếp đôi lá rầu" là vườn hoang của cây Mắc cở là một loài cây dại có gai, khi có ai đụng vào thì tự động xếp hai cánh của lá lại...v...v...Xin cảm ơn!
Như vậy thì không gì để bàn để hỏi, để càm ràm vì đây là cách giãi thích dể nhất khá phổ biến. Tui chỉ mong có cái mới hơn hay hơn, sâu hơn. Chúc người viết bài "càm ràm.... nhạc bí hiểm" vui và có nhiều bài viết hay cho bà con đọc.
BQ
 BÀI CÓ LIÊN QUAN   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét