28 tháng 12, 2013

TẾT SĂP ĐẾN RỒI BÀ CON



Chỉ còn hơn một tháng nửa là tới tết con ngựa rồi. Nghe tết đến là rầu, rầu nhưng lại mong chờ, lo lắng không biết năm nay có tiền ăn tết không? Dân nhà giàu thì đâu có lo, chỉ lo không biết hàng tết có đúng ý mình không? Còn dân nghèo như tôi thì lo không có tiền lì xì cho người thân, không tiền mua những món thiết yếu trong nhà ..etc...
Hàng hoá bắt đầu nhăm nhe tăng giá, dân buôn bán mài dao chờ sẳn chặt chém người sắm tết. Lên giá khỏi mua, vái trời nhiều người củng không mua để họ ăn cho hết. Mấy hôm trước đi họp,  nghe ông chủ tịch hội đồng quản trị công ty rên như sấm. Ông nầy có bài ca than Quảng Ninh năm nào cứ đến hẹn lại lên tới cuối năm là than thở làm ăn ngày càng khó khăn, bán hàng lỗ lả. Rồi than van không biết lấy tiền đâu thưởng cho công nhân? Sorry! làm không được thì nghỉ phức đi cho người khác làm, cứ kêu ca như gái đĩ than lúc đốt phong long nghe mà phát chán. Công nhân làm như trâu, cày quần quật cả năm trông vô chút tiền thưởng để về lo cho gia đình, mua vé xe về thăm quê xanh cả mặt mài. Chứ có sung sướng dư giả gì đâu?
Nhìn đoá hoa mai nở sớm rung rung khoe sắc vàng trong buổi sớm mai se lạnh, lòng chợt bồi hồi. Dù thế nào thì ta vẩn yêu mùa Xuân, yêu tết, yêu cái không gian ám áp của ngày ba mươi tết đón ông bà. Nhìn những nụ cười của trẻ thơ sao mà rạng rở, sáng ngời khi được mặc bồ đồ mới với bao lì xì đỏ trong tay. Mong chờ một cái tết an lành sẽ đến.

15 tháng 12, 2013

Ông già Noel

Giáng Sinh gần kề
Hai tuần trước Lễ Giáng sinh, phố đã được trang hoàng đồ vật trang trí cho mùa lễ giáng sinh.Những cây thông kết đèn màu chớp tắt vui mắt, những ông già Noel râu trắng xóa nổi bật trên bộ quần áo màu đỏ truyền thống đứng cười toe toét trước cửa hàng. Những gói quà tặng rực rở thắt  dây nơ trông rất bắt mắt treo lơ lửng trên cây thông thu hút bọn nhóc đi đường.
Giáng Sinh của ngày xưa
Ngày xưa, hồi còn thanh niên tôi rất thích ngày Giáng sinh, đêm 24 tháng 12 hòa mình vào dòng người  đi lông bông trên  phố nghe cái lạnh thấm vào da, trong tiếng nhạc vui nhộn réo rắc của các bài thánh ca. Rồi ghé vào quán cóc bên đường ăn một chút gì, uống một ly cafe vui đùa tán gẫu với bạn bè. Đi thâu đem suốt sáng mà không hề biết mệt. Rồi tới lúc biết yêu, yêu một nàng. Đêm Noel cùng nàng tay trong tay dung dăng dung dẽ dắt nàng đi chơi, nghe nàng thủ thỉ, tiếng nàng cười thánh thót như tiếng chuông ngân.Tạ ơn trên đã mang nàng đến cho con.
Rồi mùa Noel sau nàng bỏ tôi sang sông. Noel năm dó lòng tôi là một đống hoang tàn, một mình lang thang giửa dòng người vui vẻ sao chỉ thấy cô đơn trống vắng và buồn kinh khủng, ngỡ rằng Noel đã chết trong tôi từ đây. Nhưng rồi Noel năm sau nữa, tôi có một người con gái khác và người không chịu rời xa tôi nên thành vợ tôi tới bây giờ nên Noel vẩn còn ở lại trong tôi tới giờ.
Nhưng mùa Noel sau sau nữa, có nhân vật  thứ ba chen vào giửa hai chúng tôi đó là thằng con trai tôi. Khi nó bắt đầu biết nói, biết đi. Chúng tôi đèo nó đi chơi vào đêm Giáng sinh và tôi thủ thỉ kể cho con nghe ý nghĩa của ngày Giáng sinh. Kể về chuyện ông già Noel sẽ đi phát quà cho trẻ em trong đêm Noel. Con trai tôi tròn mắt nghe và nó hỏi tôi rằng liệu nó có được nhận quà của ông già Noel không? Tôi trả lời dĩ nhiên là được chỉ cần con ngoan biết vâng lời cha mẹ thôi. Từ đấy hằng năm vào ngày Noel nó thì thầm với tôi món quà nó muốn xin ông già Noel. Đến khi đi học biết viết, nó viết thư gởi tới ông già Noel và ghi tên món quà nó thích. Quà chỉ là một chiếc xe hơi đồ chơi nhỏ xíu, một thằng hình siêu nhân bằng nhựa hay một bịch kẹo sô cô la..v...v...Tôi thật vui khi đọc những hàng chử viết nguệch ngoạc thơ ngây trên trang giấy học trò và thật sung sướng khi ngày mai đi làm về nó đón tôi trong tiếng reo vui khoe món quà được ông già Noel tặng đêm qua trong lúc nó đang ngủ.
 
 Được vài năm, tới lúc nó chín tuổi, gần ngày Noel nó và thằng em bà con chú bác tranh cãi nhau về chuyện ông già Noel có thật hay không? Thằng em tuy vai nhỏ nhưng lớn hơn nó 7 tuổi, đã cười hăng hắc và bảo với con tôi là không có ông già Noel và người tặng quà cho nó chính là tôi. Tối hôm đó như thường lệ hằng năm tôi hỏi nó rằng năm nay con xin ông già Noel quà gì? Thằng con tôi ngước mắt nhìn với ánh mắt như dò hỏi như bâng khuâng rồi nó trả lời là không xin gì hết. Từ đó không còn chuyện quà của ông già Noel, biết rằng trước sau gì đứa bé củng sẽ biết rằng ông già Noel là không có thật nhưng tôi luôn mong mõi rằng điều người lớn gạt trẻ con là ông già Noel có thật kéo dài càng lâu càng tốt. Thật đáng tiếc!

Nhớ lại có một lần vào năm nào mà tôi không nhớ rõ, đọc trong tờ báo đưa tin một giáo viên dạy lớp một bên Anh quốc đã làm rơi nước mắt của mấy chục đứa học trò của ông vì ông ta đã nói cho chúng biết là ông già Noel chỉ là chuyện người lớn bịa ra. Báo hại phụ huynh của mấy đứa nhỏ phải mất bao công sức vỗ về thuyết phục rằng thầy giáo của con nhầm lẩn. Hình như ông thầy đó bị nhà trường kỹ luật, củng đáng đời ông ta. Có những chuyện đâu cần phải trung thực! Còn ở Việt Nam, mới ngày hôm qua trong một chương trình truyền hình trực tiếp buổi ca nhạc mừng Giáng sinh, anh chàng MC ăn mặc lịch sự, đeo kiếng nhìn rất trí thức, bô bô nói trước hằng triệu khán giả trong đó có không ít khán giả nhí rằng ông già Noel đâu có thật. Còn dẫn chứng rằng những nhà khoa học tính rằng trong đêm Noel để phát quà cho hằng trăm triệu trẻ em trên thế giới  ông ta cần phải đi trong một giây tới 6.000 gia đình mới phát hết quà cho trẻ em trong đêm Noel. Nghe xong tôi thấy có cái gì không ổn, có cần phải phô lên cái kiến thức uyên bác của mình trong trường hợp nầy không?

Thật lòng từ hồi nao cho tới tận bây giờ tôi luôn tin rằng có ông già Noel. Vì trong những ngày lạnh cuối năm vẫn có những con người đầy nhiệt huyết đi vận động xin từng đồng bạc, từng món đồ chơi, từng bộ quần áo cũ đem về đóng thành quà và toả ra khắp các hang cùn, hẽm cụt phân phát cho những trẻ em nghèo khó. Có những ông bà già Noel, trẻ có già có rão bước trên đường phố trong đêm đông giá lạnh mang cho những người nghèo vô gia cư, cơ nhỡ từng suất ăn đạm bạc nhằm góp tí lửa sưởi ấm cho người nghèo. Vì vậy tôi luôn tin rằng có ông già Noel, lòng nhân ái luôn tồn tại trong con người giửa cuộc đời đầy những xô bồ, xô bộn.

Một mùa Noel lại về, cái hào nhoáng, đẹp đẻ của những vật trang trí mừng ngày Giáng sinh đan xen với cái mảng màu xám tối của con người luôn luôn là vậy. Mong rằng mọi người đều có một mùa Giáng Sinh an lành.






2 tháng 12, 2013

NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG




Nỗi nhớ mùa Đông, lâu lâu mượn tạm mùa Đông của bạn bè phương xa về làm mùa Đông của mình để bớt đi cái nóng Sài Gòn. Đôi khi vào những ngày cuối năm tiết trời hơi se lạnh từ khuya về sáng. Cái se lạnh đó cộng với những tờ lịch đang từ từ được gỡ bỏ gần hết làm con người rảnh việc như tôi thấy bâng khuâng và có cảm giác lạnh giá như mùa Đông đang về thiệt sự.


Trong các nỗi nhớ của mùa Đông, ta có nỗi nhớ bạn bè. Gia đình thì ở sát bên ta còn bạn bè thì người ở xa kẻ ở gần. Có người một năm chưa được gặp một lần, thậm chí nhiều năm cũng chưa gặp. Có người không xa lắm nhưng một năm gặp chưa quá hai lần. Đôi khi đi qua quán cafe quen thuộc, ngôi nhà nơi gặp gỡ mà chạnh lòng. Cảnh cũ còn đây người xưa thì không có, giờ có nhớ, mong gặp mặt uống ly cafe sao mà khó như lên mặt trăng vậy.



Ngồi một mình trong quán nhớ về những kỷ niệm, mới chợt nhận ra rằng mình đã bỏ phí bao nhiêu là tình cảm quý báu. Ngày trước, sao mình không có thêm một lời thăm hỏi, một chút ân cần, một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười thân thiết với bạn bè khi mà mình còn có thể? Lỡ mà không còn có dịp nữa thì sao?
Những lúc cô đơn ngồi bên ly cafe trong cái se lạnh của những ngày cuối năm tôi mới thấy thời gian quả là quý báu. Có bao giờ đồng hồ quay ngược đâu? Dòng đời vẫn cứ trôi có bao giờ dừng lại chờ ai? Những gì đã mất liệu có tìm lại được không? Nên tôi tự nhủ với lòng rằng đừng để mất gì hết.
Hôm nay thất nghiệp nằm chèo queo ở nhà, lên mạng tình cờ thấy có đoạn video clip trong đó toàn là người quen nên lấy về đưa lên, bà con ai quan tâm thì vào coi. Thấy mình có nhớ ai không, ai có nhớ mình không?

26 tháng 10, 2013

Bình loạn chút chơi

Gần đây tôi có người bạn gởi cho một đường linnks liên kết tới trang BBC tiếng Việt. Trang có nội dung "xe máy Việt Nam lao ngược chiều thế giới" Tác giả là một người ở tỉnh Lạng Sơn. Tôi đã đọc bài nầy và từ thực tiễn của mình tôi rút ra được kinh nghiệm thực tế của tôi với chiếc xe máy. Tôi không phản bác ý kiến của tác giả bài viết, không phản bác ý kiến của những người có đồng quan điểm với tác giả. Vì ý kiến của tác giả rộng quá, cao quá với nhiều phân tích cấp quốc gia và vươn ra khỏi cả Việt Nam nửa. Nhưng tôi thực sự muốn đưa quan điểm của mình về vấn đề nầy, cho dù ý kiến của tôi có thể là thiển cận, kém cỏi.
Trước hết xin coi nhận xét của tác giả về mặt ích lợi của xe máy ở Việt Nam:
"Không thể phủ nhận, xe máy, nếu xét trên góc độ tiện dụng, cơ động, linh hoạt, thì sẽ là phương tiện giao thông tuyệt vời không có đối thủ cạnh tranh...."

Chỉ có vậy thôi và chắc cũng khá chính xác. Còn chê và phê phán người dùng xe máy thì nhiều vô số kể. Đọc qua thì thấy rất hợp lý, giờ ta cứ tuần tự xem từng vấn đề mà tác giả phân tích cho người đọc thấy cái dở của "xe máy"

"Nét đẹp đô thị của những con phố sạch sẽ phong quang với những hàng xe hơi, xe bus trật tự nối đuôi nhau là một viễn cảnh xa vời đối với các đô thị Việt Nam.
Vì sao vậy? Nguyên nhân đến từ xe máy. Chỉ xe máy mới có thể luồn lách đến mọi ngóc ngách, dẫn đến việc khuyến khích người dân làm nhà trong ngõ mà không cần tuân thủ quy hoạch theo tiêu chuẩn chung...."
(???)

Vụ nầy thì tôi nghe sao mắc cười quá, có thằng dân ngu cu đen nào mà muốn nhà ở trong ngõ? Thậm chí với loại người phó thường dân như tôi mà có nhà trong ngõ bất kể ngõ lớn hay ngõ nhỏ, ngoằn ngoèo hay cong quẹo cũng là một điều diễm phúc. Cái nhà nhỏ trong con hẻm nhỏ với lối nhỏ ngoằn ngoèo là cả một niềm mơ ước của bao người. Tội nghiệp cái xe thiệt!

"Chỉ có xe máy mới dễ dàng dựng la liệt ngay trên vỉa hè để mua bán trao đổi hàng hóa, chiếm hết chỗ dành cho người đi bộ. Và như vậy, xe máy trở thành rào cản cho quy hoạch đô thị hiện đại ở Việt Nam."

Chuyện nầy có chỗ đúng có chỗ không đúng, lấn chiếm vỉa hè là vấn nạn đau đầu các cấp chính quyền. Nhưng coi kỹ lại không hẳn là xe máy chiếm vỉa hè, nguyên nhân chiếm lề đường là mấy ông bà có nhà mặt tiền. Phần lớn nhà có mặt tiền tử đường lớn đến đường nhỏ thường được tận dụng kinh doanh nhất là các lề đường gần chợ, gần các trường học, cơ quan, bệnh viện,... Người bán thường hay lấn ra vỉa hè cái bàn, cái ghế, tủ trưng hàng hoá, cái kệ để đồ. Thậm chí có người còn đẩy sào phơi đồ di động hay cả cái bếp nhà mình ra vỉa hè. Vì vậy xe lấn chiếm vỉa hè là 50%. Không công bằng khi nói xe máy là nguyện nhân choáng vỉa hè là rào cản quy hoạch đô thị hiện đại.

Nghèo rớt mồng tơi, giải quyết được cái ăn trước mắt là phúc lắm rồi, chờ tới ngày các đô thị Việt Nam hiện đại nhà cửa tươm tất từ ngoài phố vô tới trong ngõ, đường phố đầy các xe công cộng tiện dụng, xe hơi đi cho an toàn thì xin lỗi, 50 năm nữa chưa có! Bây giờ xe bus cũng nhiều lắm đấy chứ nhưng thật tình mà nói không tiện dụng. Nhà tôi chỉ cách nơi tôi làm 6km nếu tôi đi xe bus thì 1 lượt phải đi 2 tuyến, tốn thời gian cỡ 1 giờ đồng hồ (không bàn tới chuyện tiền mua vé xe, tôi đi xe gắn máy 2 lượt đi và về tính ra tiền xăng vẫn còn rẻ hơn đi xe bus). Mà thời giờ là tiền bạc, vừa bỏ cơ quan ra phải tranh thủ đi làm thêm, làm thêm tới 9 giờ tối về, tới chỗ làm trễ chừng 15 phút, hai lần như vậy lần sau tới có tên khác làm thay mình rồi. Mà 9 giờ tối về có xe bus đi mới là chuyện lạ! Rất nhiều người rơi vào trường hợp như tôi. Công nhân ra ca chiều là 10H tối, vô ca ba là 10H tối không đi xe máy chắc có mà đi taxi? Nói chung khi mà một đất nước còn nghèo rớt mồng tơi thì đừng có mà nói tới chuyện quy hoạch đô thị, mở rộng đường sá, xe công cộng tiện dụng như các nước tiên tiến. Cứ chờ thôi! Không biết tới đời cháu mình hết nghèo chưa? Ở Sài Gòn đất hẹp người đông, tấc đất tấc vàng thì than phiền dân sao không chịu đi xe bus. Nhưng về các thành phố nhỏ, các thị xã đất rộng người thưa cũng ít có người dân chịu xử dụng xe bus vì xe bus chưa thật sự tiện dụng với đa phần dân chúng. Chưa tiện dụng thì dĩ nhiên người ta phải chọn phần tiện dụng, đó là lẽ đương nhiên.

Tác giả còn nhiều nhận xét mà thật sự tôi không hiểu nổi, chẳng hạn về sự lịch lãm hay không lịch lãm trong việc đi xe máy với cái nồi cơm điện (nón bảo hiểm) trên đầu. Mặc complet hay váy đầm có lịch lãm không khi trên một chuyến xe bus nêm như cá mòi? Có chắc không nếu như người ăn mặc đàng hoàng lịch sự sẽ cư xử lịch sự đàng hoàng? Chuyện nầy cần phải coi lại. Và chuyện như sau:

"Việc vào siêu thị mua thực phẩm sạch trở thành vô lí khi mà chỉ cần ngồi lên xe máy, phóng vèo ra chợ cóc đầu đường là có thể mua bất kỳ loại thực phẩm gì.
Thực phẩm chợ cóc thì không hề tuân thủ an toàn vệ sinh. Và hậu quả về ăn uống mất vệ sinh thì không nói ai cũng biết."


Có lẽ tác giả thường đi siêu thị nên cho là vậy, đám phó thường dân rất khoái đi siêu thị nhưng tiếc là muốn là một chuyện nhưng có tiền để đi là chuyện khác. Có nhiều người cuốc bộ ra siêu thị gần hơn ra chợ cóc nhưng họ thà cuốc bộ xa để đi chợ cóc. Biết là ăn thực phẩm bán ở chợ cóc nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao nhưng củng phải ăn thôi vì họ không có sự lựa chọn nào khác.
Còn nhiều nhận xét nữa nhưng bàn hoài sao hết|? Nói chung với người tầm thường như tôi thì cái gì tiện, tiết kiệm được thì mình xài cái đó. Thật tình mà nói tôi cũng mơ được đi làm trên một chuyến xe bus tiện nghi, hợp túi tiền, đi đúng giờ trên những con đường rộng rãi hai bên là những lề đường thông thoáng với những ngôi nhà đúng theo quy hoạch đẹp đẽ hiện đại,... Nhưng hỏi ai sao cho ra được chuyện nầy? Hỏi ông Trời ổng cũng bó tay.

21 tháng 4, 2013

Ngã Tư


Cái ngã tư nhỏ đó, có đèn xanh đỏ, có đường kẻ trắng dừng xe, có đường kẻ trắng dành cho người đi bộ. Ngã tư nhỏ nhưng lúc nào cũng đông người và xe. Thỉnh thoảng người ta thấy có hai anh cảnh sát giao thông chạy tới trên chiếc mô tô công vụ màu trắng, dựng xe đứng ngó lom lom người đi đường rồi thổi còi vài người vào kiểm tra rồi ghi giấy phạt... Họ ở đó chừng nửa tiếng rồi dông mất.

24 tháng 3, 2013

Tháng Ba

Mới tháng ba mà trời nắng như đổ lửa, không khí oi bức ngột ngạt. Trời không có một chút gió, hơi nóng hừng hực bốc lên từ mặt đường nhựa nhìn loá cả mắt. Chỉ khi nào trời mưa thì mới bớt nóng nhưng còn tới mấy tháng nửa mới tới mùa mưa, vậy là còn chịu nóng dài dài.

14 tháng 2, 2013

Nắng có còn Xuân

Mùa Xuân ơi! Ta nghe mùa Xuân hát bên kia trời...

Tôi mượn lời bài hát để gọi mùa Xuân, tôi đã nghe mùa Xuân hát bên kia trời sau bao ngày chờ đợi và chiều nay tôi lắng nghe lời mùa xuân đang dần rời xa tôi trong buổi hoàng hôn. Nơi tôi ở không có đồi núi xanh ngời chỉ có những góc phố cũ kỹ bạc màu thời gian và mùa Xuân về đã thay áo mới cho con phố tươi tắn hơn trong nắng vàng mùa xuân. Giờ đây nó đang cố khoe sắc thêm trong lời vọng mùa xuân.

7 tháng 2, 2013

Một Chút nắng ấm mùa Xuân


Mừng Xuân Quí Tỵ- Một Chút nắng ấm mùa Xuân


Rồi mùa Xuân mong đợi đã đến. Trời trong nắng ấm pha sắc vàng lẫn trong màu vàng của đoá hoa mai đang rung rinh trên cành cội mai già trước cổng. Ngoài đường phố nhịp sống như rộn ràng hơn, màu sắc phố phường mau chóng thay đổi như được mặc tấm áo mới rực rỡ của mùa Xuân, Tết đến rồi! Tết với người Việt rất là quan trọng, vì quan trọng nên ai cũng phải chuẩn bị "ăn tết". Lo dọn dẹp, lo sắm sửa, lo nấu nướng v.v... Có khi chuẩn bị cho việc "ăn Tết" gần cả tháng trời. Có thể nói tháng Chạp là tháng chuẩn bị cho tết. Nhưng cũng có những người lại không có Tết, cho dù hơi hớm nàng Xuân đã về đến khắp nơi rồi. Ấy là những người có số phận nghèo cơ cực chạy gạo từng ngày còn chưa xong nói gì "ăn Tết"? Chỉ đành nhìn người ta "ăn Tết". Với họ ngày Tết cũng giống như ngày thường không bánh mứt, không quần áo mới, không thịt mỡ dưa hành.... Mong được những bữa ăn no là quý rồi.

Trong phong tục đón Tết của người Việt như đưa ông Táo về Trời, đón đưa ông bà, đón Giao thừa, mừng tuổi, lì xì v...v... Có cả việc chăm lo Tết cho người nghèo không có Tết. Đây là công việc thiện nguyện của những người muốn san sẻ một phần may mắn của mình cho những phận đời hẩm hiu. Giúp ít hay nhiều tuỳ khả năng của mình, chỉ mong sao góp một phần nhỏ vào để người nghèo đỡ được chút nào hay chút đó và mong rằng họ cũng sẽ có Tết. Đây là một truyền thống tốt đẹp của người Việt, "Lá lành đùm lá rách", tình tương thân tương ái đùm bọc nhau rất đáng để ta cảm phục.

Tôi có người bạn già ở phương xa, mỗi lần về nước là anh nhớ tới việc nầy, ít nhiều gì lần nào anh cũng có và lần nầy rơi vào dịp cận Tết. Về tới Sài Gòn anh chỉ kịp phone cho tôi biết, chưa kịp gặp nhau là anh đã vội vàng về quê để lo việc nầy. Đầu tiên anh về Tri Tôn thăm vài người bà con xong là xuất tiền mua 2 tấn gạo cùng một số quà để giúp đồng bào nghèo gần đó. Nghe đâu số người anh trợ giúp cũng gần 200 người. Một niềm hạnh phúc chợt đến khi tôi biết tin nầy, có thể món quà anh giúp chưa đủ làm nên cái Tết nhỏ cho người nghèo nhưng cũng giúp cho họ chút ấm lòng vì không bị người đời lãng quên trong nghèo khó. Rồi anh quay về Tân Châu quê anh và cũng vậy với cả tấm lòng, gạo 2 tấn, cùng thuốc men gởi cho những người đồng hương hoàn cảnh vẫn còn khốn khó. Anh vẫn không quên những người bạn nối khố ngày xưa nhưng đến nay hoàn cảnh vẫn còn khó khăn, phụ với họ ít tiền và mong rằng nhà bạn có nụ cười mùa Xuân.

Trong cái thời kinh tế khó khăn lại vào dịp Xuân về, khắp nơi trong nước đâu cũng có người nghèo. Nhiều cá nhân tập thể, các cộng đồng, cơ quan, báo đài phát động kêu gọi mọi sự đóng góp của các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ người nghèo có Tết thì việc làm của anh rất quý và đáng trân trọng. Xin thành thật ngả nón chào anh, cám ơn ông bạn già.
Tập tin đính kèm:
TQN_4495.JPG

Dân nghèo
Tập tin đính kèm:
88 Phát gạo.JPG

Nhìn ông phát gạo "ngầu" dễ sợ
Tập tin đính kèm:
DSCN0235.JPG
Tui mà ở đó, chắc tui cũng xin lãnh một suất.
Tập tin đính kèm:
DSCN0232.JPG

Bà con lo lắng đứng nhìn: không biết có còn tới phần mình nữa không!
:D

25 tháng 1, 2013

Tết năm Rắn nói chuyện về Rắn

Rắn là loài động vật bò sát máu lạnh, da trơn trợt, không tay không chân và đặc biệt là có các loài rắn độc rất nguy hiểm, giết chết người chỉ với một cú đớp. “Mái gầm tại chỗ, rắn hổ về nhà”, câu nầy ngụ ý về cái cực độc của 2 loài rắn Mái gầm và Hổ mang, bị chúng cắn thì chỉ có tiêu đời. Rắn thường được vẽ hay mô tả với một hình dạng xấu xí, đầu có ngạnh, mắt trơ ra lạnh lẽo, miệng rộng nhe mấy cái răng nanh bén ngót, cái lưỡi thì chẻ ra làm đôi ở đầu lưỡi, luôn lúc lắc cái đầu và phát ra tiếng kêu xì xì làm người nổi gai ốc v.v...

1 tháng 1, 2013

Chào năm mới 2013

Một năm mới đã bắt đầu, dù sao thì những ngày đầu năm cũng cho ta một cảm giác nôn nao vui, buồn lẫn lộn, một cảm xúc thật là khó tả. Tôi ngồi nhà xem tivi phát lại hình ảnh rất nhiều người dân khắp nơi trên đất nước và cả thế giới đón chào năm mới thật vui vẻ, sôi nổi với các màn bắn pháo bông, các chương trình nghệ thuật ca múa nhạc nhiều sắc màu.... Thoáng nhìn thì thấy có vẻ cuộc sống đang khấm khá, ấm no, không có gì phải âu lo cho năm tới.