Nhân dịp có TT đến Canada, anh em ngồi tâm sự, có đêm đến 4 giờ sáng, nhưng mỗi lần nhắc đến chuyện cho hay không nên cho tiền người ăn mày là y như rằng ... sẽ có vấn đề, nhưng trong chuyến về quê năm rồi, có vài vấn đề đã làm cho tôi suy nghĩ ......
Mặc dù xa quê hương đã lâu (hơn 30 năm) nhưng tôi cũng đã quen với cảnh nghèo khổ, người ăn xin từ nơi khác đến, kẻ từ Kampuchea về, bởi tôi đã đưọc nghe và thấy rất nhiều lần trên báo chí. Bây giờ thì không còn nữa (hoặc ít hơn) cảnh bạn vừa ăn xong là có người đến xin phần còn thừa lại trên dĩa ...........
Ngồi cùng 1 chuyến xe du lịch, người ngoại quốc, Việt kiều và người trong nước... khi xe dừng lại thì hầu như 10 lần như 10 người ngoại quốc đều cho tiền... Việt kiều thì khi cho khi không nhưng người trong nước đôi khi dửng dưng.... hỏi ra mới biết họ rất rành về vụ ăn xin nầy, bởi vì thiệt cũng có mà giả cũng có thành ra họ đâm ra nghi ngờ (đôi khi giả nhiều hơn thiệt). Một số trẻ em và phụ nữ phải đi ăn xin đem tiền về nạp cho chủ hay cho những bà mẹ vô lương tâm ngồi đâu đó kiểm soát .......
Sau khi nói chuyện vài câu với người trong nước (cùng chuyến du lịch ), khi về lại SG gặp lại người ăn xin tôi đăm ra lưỡng lự, tôi nhìn người ăn xin có khác đi đôi chút. Từ đó vô tình tôi biến tôi thành người không công bằng khi gặp người ăn xin, khi thì tôi cho... khi thì không... mặc dù nó không đáng là bao nhiêu (điều nầy đã làm cho tôi ray rức khi ngồi tâm sự với TT mới đây). Lúc nầy thì chuyện cho hay không hoàn toàn dựa vào bản năng và cảm tính nhất thời của tôi trong lúc đó, bây giờ suy nghĩ lại tôi tự hỏi:
- Tại sao tôi lại làm như vậy?
Nghịch lý là ở chỗ đó, điều làm cho tôi suy gọi lòng hảo tâm ... em bé cần sữa, quần áo,... tôi vẫn biết 1 vài trăm đô không làm được gì trong tình huống nầy, cũng chẳng làm nên trò trống gì trong trường hợp của bé Chính, khi TT vô bệnh viện thăm bé Chính TT phone qua cho tôi : anh hai à còn nhiều em cần sữa lắm. Tôi trả lời: tùy TT quyết định khỏi hỏi anh, mình không phải Chúa Jesu mà lo cho hết, cái gì làm được thì anh em mình làm bởi vì trước khi về lại Canada tôi có để lại 1 ít tiền). Một thời gian sau, TT e-mail cho tôi hình ảnh của bé Chính em bụ bẩm hơn ...thì trong tôi lại nổi lên những hình ảnh của hàng ngàn trẻ em cũng đáng thương như bé Chính, cũng đang chết lần mòn vì bệnh tật, thiếu sữa.... nhìn nghĩ cũng ở chỗ đó.
Cho đến một hôm TT đưa hình ảnh của bé Chính lên DĐ kêu bé Chính và 1 vài em mà TT cho sửa tôi tự an ủi cho tôi .
Cũng trên DĐ nầy, theo sau mỗi bài viết ai đó thường thêm vào :
"Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
Bi ai lớn nhất của đời người là ganh tỵ"
Làm cho tôi nhớ lại câu liễn treo ở chùa Trấn quốc (Hồ tây) mà tôi còn nhớ trong chuyến đi SG - Hà nội - Sapa hôm Tết (2009 )
An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
"Phở 88" - 06/11/2009
PHẢN HỒI CỦA BQ:
Lấn cấn chuyện cho của anh 88 củng là lấn cấn của nhiều người nữa anh 88 ơi! Buổi sáng ra đường ngồi vô quán uống cafe đôi khi vừa giở tờ báo ra coi là có bàn tay ai đó chìa vô mặt xin bố thí ít tiền lẻ. Có khi là một đứa bé, một ông bà cụ hay cả là một người đàn ông mạnh khỏe nữa. Họ thều thào thảm não cất lời xin, ai động lòng thì cho ai không cho thì thôi. Con người nhiều khi chai lì trước cảnh đời trước mắt, biết rằng nếu như có bố thí thì cũng chỉ là một hai ngàn tiền lẻ nhưng một hai ngàn cũng đổ mồ hôi xót con mắt mới có, Cho đúng người khổ không nói gì còn như cho người chuyên nghiệp cái bang cũng thấy hơi lãng nhách. Tôi thì luôn cho nếu như trong túi có tiền lẻ, không phân biệt khổ thiệt hay khổ giả vả lại tôi nghĩ kẻ nào giả khổ đi ăn xin thì họ cũng chọn cái nghề mạt hạng rồi, miễn bàn. Vì chuyện hay cho nầy tôi thường hay bị người thân càm ràm có khi còn bị bảo là ngu nữa. Thôi thì thà cho lầm còn hơn bỏ sót nhưng không có tiền lẻ thì tui làm lơ cũng xong, khỏi bận tâm.
Câu chuyện đứa bé trong bệnh viện mà Thảo cùng anh 88 cứu trợ, tôi vẫn thường lấy đó làm chuyện tâm đắc riêng cho mình. Mỗi người dang bàn tay ra giúp đỡ 1 phần nhỏ nào đó thôi cũng có thể cứu được một cảnh đời khốn khó.Tôi củng đã từng nói với Thảo rằng, lực bất tòng tâm có giúp thì chỉ có thể giúp phần nào thôi chứ làm sao mà đu theo nổi, sức người có hạn. Chà! mơ cái ngày đất nước nầy không còn người nghèo ăn xin chắc là tới chết cũng chưa có, bởi vậy anh 88 khi về nước lần sau thì chuẩn bị tiền lẻ (tiền lẻ VN đồng chứ không phải tiền lẻ Canda đâu nha), có thì cho không có thì thôi. Anh khỏi phải ray rức lương tâm để mòn lương tháng làm gì anh 88 ơi! Ai cũng có phần số hết, họ có nghèo cũng không phải do ta...
BQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét