3 tháng 8, 2024

 Ông chợt tỉnh giấc, đưa mắt nhìn quanh nhà, không còn một ai. Mới hôm qua còn đông người, còn tiếng ê a rì rầm tụng niệm. Nay vắng lặng mình ông, nằm chèo queo nơi góc nhà trên cái chiếu cũ. Tất cả như vội vàng tan biến vào khoảng không gian chật hẹp, nóng bức, nặng mùi rêu mốc.

Ông nhìn bàn thờ để bài vị và di ảnh  vợ ông được kê dựa tấm vách giữa nhà. Không chút nhan khói, cái đèn dầu nhỏ cũng tắt tự khi nào rồi. Ông thầm nghỉ, mới thấy đó, nghe tiếng đó giờ thì không còn, không nghe, không biết cãi nhau với ai nữa bây giờ? Vợ chết-buồn hay không buồn? Ông cũng không biết nữa, ông chỉ thấy rằng từ đây    ông mãi mãi cô đơn trong cuộc đời rách nát còn lại của mình.

Rồi những đêm hè oi bức trôi qua, để cơn mưa đầu mùa rơi xuống, mùi đất xông lên xồng xộc xông vô nhà.  Cho mưa dầm tháng bảy trút nước  biến phố phường lai láng như sông. Đều đặn, người ta thấy ông      Đêm đêm   một mình ngồi nơi bệ cửa trông như hình nộm, ngoài đồng hình nộm đuổi chim, còn ông như hình nộm trông chờ. Chờ ai, chờ gì? Chỉ ông biết.

Hằng ngày ông xách xe ra đầu ngõ chạy xe ôm, cái nghề nầy ngày càng khó khăn. Chờ cả ngày, bất kể nắng mưa, có ngày được vài cuốc, có ngày trắng tay. Tiền kiếm được lo ngày hai bữa cho thân còn không xong, nói gì xa xôi. Tối về ngồi một mình, đôi khi nhớ tới chuyện ngày xưa, ngày còn chạy xe khá tiền. Ông thường cãi cọ với vợ chuyện đưa cho bà tiền nhiều, tiền ít. Rồi dần dần đưa ngày càng ít, tới lúc không còn đưa, hồi đầu bà còn cự nự, riết rồi bà im luôn.  Rồi thì việc ông, ông làm, còn bà cứ cần mẩn hằng ngày ngồi may, sửa quần áo cũ nơi đầu ngõ. Bà nấu cơm thì ông ăn, không nấu thì ông trụng mỳ gói bà mua để sẵn ăn qua bữa. Ông với bà như hai người xa lạ cùng trọ chung nhà. Giờ có muốn vậy cũng không được, ôi! Thời để nhớ đã qua.

Trong những tháng vừa qua từ khi vợ mất. Hai đứa con ông, thằng anh và con em có bồng bế vợ, chồng, con cái về thăm ông một hai lần. Chúng thắp bàn thờ mẹ nén nhang, nói qua quít với ông vài câu rồi đưa nhau đi biệt dạng. Con ông nghèo quá nên sao có thể nghỉ đến chuyện hiếu để? Ông nghỉ như vậy. Ông cũng chẳng có cho con cái gì nên sao đòi chúng cho mình? Dần dà, ông chợt nhận ra rằng công việc mưu sinh ngày càng bế tắc, đến nỗi có lúc nghỉ quẫn mình nên chết đi là hay nhất và ông trông chờ điều đó.

Rồi một đêm, bầu trời trong vắt, không một gợn mây với vô vàn sao sáng. Ông  ngủ thiếp đi trong đêm oi bức, mơ giấc mơ nhạt nhoà buồn tẻ. Ông chợt thức giấc lúc nữa đêm, nhận ra không gian trong nhà sao lạnh quá và  nhìn thấy vợ ông đang hiện diện ở đây. Bà đang ngồi trên cái giường cũ hồi trước bà nằm, đang dùng tay đấm đấm nơi thắt lưng hay đau nhức của mình. Rồi bà đứng lên chầm chậm đi loanh quanh trong nhà.

Hồn ma vợ ông, có thể gọi là vậy, cứ loanh quoanh trong nhà, rõ mồn một. Không một lần nhìn đến ông, không tiếng động và cũng không có vẽ gì hù dọa ghê rợn, giống như bà đi đâu mới về. Ông muốn hỏi bà vài câu, muốn giơ tay chào nhưng người cứ cứng đơ, nói bà không nghe, như không thấy ông chồng đang nằm chèo queo góc nhà. Bà cứ vậy mà đi, còn ông cứ nằm im mà quan sát cho tới lúc ngũ quên hồi nào  cũng không biết.

Từ đấy, ông vẫn thường gặp hồn ma bà vợ vào lúc nữa đêm, một hai tuần một lần, mưa hay không mưa. Có đêm trời mưa, bà vô nhà mà người ướt sũng, có đêm bà mặc áo mưa rồi cỡi áo mưa treo lên tường. Ma mà cũng bị ướt? ông ngạc nhiên tự hỏi? Hồi đầu ông cho là mình nằm mơ nhưng rồi ông tin rằng là hồn ma vợ mình về thật, không phải là mơ. Hồn ma đó cứ lập đi lập lại hành động quen thuộc, cứ đi tới đi lui rồi leo lên giường ngồi đấm đấm thắt lưng, mắt nhìn đâu đâu. Không trò chuyện, không buồn nhìn đến ông, không hú hét, dọa nạt, bay bay như mấy con ma trong phim kinh dị. Ông quen dần, mỗi lần cảm thấy không gian trong nhà trở lạnh là ông tĩnh giấc, có lúc ông chỉ mở mắt nhìn một chút rồi quay qua ngũ khò. Mặc kệ cái hồn ma tuy quen mà lạ, tuy lạ mà quen đó đi, chuyện ai người đó làm là xong.

Thỉnh thoáng thắp nhang trên bàn thờ, ông khấn hỏi bà muốn gì? Có muốn ông làm gì cho bà không thì báo cho biết? Nhưng vẫn không nhận được câu trả lời, không lẽ bà chưa dứt được tình với ông? ông phì cười vì suy nghỉ đó của mình, thôi kệ, bà muốn về muốn đi là chuyện của bà, khỏi bận tâm.

Trong căn nhà nhỏ đó, ở tận cùng con hẻm. Nơi mà người ta dỗ giấc ngũ bằng tiếng xe xa xa lao vút trên đường, tiếng cọt kẹt của những cái giường cũ kỷ, tiếng mèo gào rượt đuổi trên mái nhà. Có những lần gặp gở của hai người, một sống, một chết trong lạnh lùng và trống rỗng. Để những ngày sau, hàng xóm phàn nàn: sao có đêm ông mơ thấy gì mà nói chuyện một mình lớn tiếng quá? Có người còn khẳng định thấy ông nữa đêm quét nhà? Ông ngạc nhiên nhưng không trả lời, chỉ cười trừ cho qua chuyện.

 Rồi một trong những buổi chiều ngồi trên xe, tay chống cầm chờ khách. Nhìn vạt nắng chiều nhuộm vàng góc phố trong làn gió đi lạc giữa dòng người chen chúc trên đường. Ông thảng thốt nhận ra rằng cái ngày mình phải xách bị đi ăn mày đã gần kề. Ông đã phải mượn tiền hàng xóm để chi tiêu mà chưa biết làm sao trả nợ. Người trong xóm bảo nhau: vợ chết là ông phải vậy thôi! 

Bị người ta xem thường là nỗi buồn phiền rất lớn nhưng ông vẫn chưa tìm ra lối thoát. Trong một đêm, nằm mơ mơ màng màng nhìn cái hồn ma thân quen đó lẫn quẫn trong nhà. Ông hình như nghe được một thứ tiếng động lạ vang lên ở rất gần. Nghe như tiếng lắc của một cái hộp có đồ vật bên trong. Nó kêu lọc cọc, lạch cạch trầm đục, đều đều. Ông lắng nghe rồi hướng mắt tìm kiếm trong cơn mê sãng. Rồi ngũ thiếp đi trong cái lạnh lẻo trong nhà mà vẫn chưa biết tiếng kêu lạ đó phát ra từ đâu.....

Những ngày sau, lúc rãnh ông đi dò tìm tiếng lọc cọc lạch cạch đó. Ông lắc mọi thứ có thể lắc, sờ vào tất cả đồ vật trong nhà nhưng vẫn không tìm ra được. Những lúc đó tình cờ ông mới nhận thấy rằng có những chỗ trong nhà ông sạch bong không một chút bụi. Đấy là những nơi bóng ma vợ ông thường lẫn quẫn tới lui. Cái bàn thờ nhỏ sạch như được lau chùi hằng ngày, cái giường cũ cũng vậy và cả cái bếp lò cùng với kệ để tô chén. Tất cả đều sạch sẻ mặc dù đã lâu rồi ông không ngó ngàng tới chúng. Ông tần ngần đứng nhìn rồi nhún vai kệ nó, sạch hay dơ giờ cũng không quan trọng, không cần biết và ông cũng không tìm kiếm vật nào đã phát ra cái âm thanh quỷ quái đó làm gì nữa.

Vài ngày sau, ông nằm ngủ trưa với cái bụng đói meo, mệt mỏi,  Chán  chường. Ông ngủ để quên cái đói, mệt, để tìm chút bình an. Trong lúc mơ mơ màng màng, giấc ngủ dật dờ cùng những giấc mơ lộn xộn không đầu không đuôi thì ông lại nghe tiếng kêu lọc cọc vang lên. Lần nầy thì nghe nó rõ mồn một từng tiếng, đều đều, trầm đục. 

- gì nữa đây? Ông mở bừng mắt lên nhìn về hướng tiếng kêu lọc cọc và nhận ra rằng nó phát ra từ cái gối nằm của vợ ông. Cái gối được làm bằng các miếng gỗ thông ghép lại hình khối chữ nhật và rỗng ruột. Cái gối gỗ được quấn bên ngoài một lớp nhiều miếng nhựa nhỏ dài có màu xanh, màu đỏ đan lại như cái rỗ làm bằng tre.  Lúc sinh thời, vợ ông dùng nó để lót đầu nằm khi ngủ dù cái gối rất cứng.  Ông ngồi bật dậy nhìn chăm chú cái gối đang nằm trên cái giường trước mặt thì chợt không nghe gì nữa hết. 

- giỡn hả mậy?

Còn tiếp (3/8/2024-posst lại)



   Chào ngày mới!

Mở mắt ra, cô nhìn lên cái trần plafon đóng bằng ván ép loang lổ ố vàng vì mưa dột.

Trần plafon căn phòng trọ nầy không biết sập lúc nào, nó đã bị mục từ lâu vì dột rồi, không biết chừng nào bà chủ nhà mới cho đóng mới? Dù sao có nó vẫn đỡ phải bị mưa rơi thẳng xuống mình. Nhìn qua khe cửa trời vẩn còn nhá nhem tối, đã hơn 4 giờ sáng, dậy thôi sáng rồi. Cô nhủ thầm rồi uể oải ngồi dậy và nhẹ nhàng cuốn mùng mền chiếu gối vì mấy cô bạn vẫn còn ngủ say. Bọn nó sẽ dậy hết thôi khi nghe tiếng nước cô dội trong cái nhà tắm chưa đầy hai mét vuông trong căn phòng trọ mười sáu mét vuông nầy.

Vệ sinh xong cô mở cửa phòng, ra ngó trời tìm chút không gian thoáng mát khỏi cái ngột ngạt tù túng bên trong, lúc đó bốn cô còn lại cũng đang lục tục thức dậy và chờ nhau tới phiên mình vào nhà tắm. Hôm nay tới phiên con H chiên cơm cho cả bọn ăn sáng, chiên một chảo và chia cho mỗi người một chén, ăn nghe mằn mặn và khô khan khô khốc. Lúc ăn cơm, cả năm đứa thì thào tán chuyện, khúc khích cười rồi quơ quào cho xong chén cơm để còn tới hãng cho kịp giờ. Quá 6 giờ trễ 5 phút, vô làm ngày đó coi như công không nửa ngày vì bị phạt trừ 50 ngàn. lần hai đi trễ trong tháng hết một ngày, lần ba hết hai ngày và không có lần bốn. Vì hãng quy định 1 tháng đi trễ 4 lần coi như tự ý bỏ việc, bị sa thải không có một cắc thâm niên.

Không như mấy người khác ăn vội vàng, cô cứ nhẩn nha nhai kỹ từng hạt cơm. Vừa ăn vừa nhớ lại chuyện xưa, hồi còn ở quê, sáng sáng cô vẫn hâm lại nồi cơm để cả nhà ăn sáng, ăn cơm với miếng cá kho mà anh em cô bắt được ngoài đồng. Cô nhớ những cánh đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh mà người trong gia đình cô vẫn hằng ngày còng lưng để làm. Mà làm thuê cho người ta chứ có làm cho mình đâu à! Không biết tại sao? Ba má cô là nông dân mà không có ruộng để cày nhiều, có vỏn vẹn ba sào vừa trồng trọt vừa làm nhà ở nên quanh năm ba má và 6 anh chị em cô cứ phải đi làm thuê cuốc mướn cho người ta. Đến một ngày thằng anh hai của cô không biết nghe lời ai mà khăn gói theo người ta lên Sài Gòn đi làm. Hắn bảo:  "Tao lên Sài Gòn kiếm chiện làm để đổi đời, chứ ở đây riết cuốc mướn nhổ cỏ... ngày làm ba ngày nghỉ, đói nhăn răng. Ăn cơm mà nghe ổng bả chửi riết nuốt hổng vô" Rồi hắn đi thiệt là lâu, cả năm trời biệt dạng, cận Tết năm đó hắn về cho ông bà già năm trăm ngàn và cho 5 đứa em mỗi đứa hai chục ngàn, cả nhà vui như Tết. Qua Tết hắn dắt cô lên đây để đổi đời thấm thoát mà đã 6 năm rồi, ngày cô đi vừa tròn 18 tuổi, giờ hai mươi bốn. Tuổi nầy dưới quê chưa chồng là loại gái già ế sắc ế nhưng trên đây thì cả đống, xe cam nhông chở không hết. Thằng anh cô làm phụ hồ ở trọ với đám bạn quận bên kia, còn cô vừa làm vừa học nghề may ở trọ với đám bạn mới cùng cảnh ngộ quận bên nầy. Hai anh em cách nhau chục cây số mà một năm chưa gặp nhau lấy một lần.

Đổi đời đâu không thấy chỉ thấy từ ngày lên đây bù đầu bù cổ bên cái máy may xạch xè. Thời gian đầu vừa làm vừa học lương bổng không bao nhiêu mà còn bị trừ tiền đều đều vì làm sản phẩm lỗi nhiều. Cuối tháng cầm hơn một triệu, hùn tiền trả tiền trọ, tiền cơm và chi phí cá nhân, cho dù ăn mắm hút dòi, tô mỳ gõ không dám rớ cô không còn một cắc lận lưng. Trầy trật hơn năm trời, rồi còng lưng tới nay lương gần ba triệu một tháng mà đời có đổi gì đâu à? Lương lên không bằng giá lên, phòng trọ hồi đó bốn trăm một tháng, năm nay một triệu tư, thịt heo bốn chục ngàn 1 ký giờ hơn trăm ngàn. Nói thịt cho sang chứ bọn cô chỉ ăn cá biển rẻ tiền hay chao tương, tàu hủ kèm rau muống luộc. Ăn vậy mà tới giờ vẫn thiếu trước hụt sau, không thiếu nợ là may rồi. Trong hãng cô làm cả đống đứa vì không kiểm soát được chi tiêu thành ra phải mang nợ mà là nợ trả lời nặng. Thẻ ATM bị chủ nợ giữ, tới kỳ đứng ngoài tủ ATM chờ chủ nợ rút tiền cấn nợ, còn bao nhiêu trả lại, khóc như rươi.

Không có thiên đường cho những người như cô ở cái thành phố xa hoa tráng lệ nầy. Điều có duy nhất cho cô là một việc làm với đồng lương còm cõi, cô nghiệm ra một điều rất là đơn giản: có làm mới có ăn, ở quê cũng vậy và ở đây cũng vậy và làm ở cõi trần ai chứ không phải trên thiên đường. Thiên đường là điều láo toét mà nếu có thì với ai chứ không phải với cô. Ở nhà cũng bị chửi, nghe ông bà già chửi, chủ đất, chủ nợ chửi. Lên đây cũng bị chửi, bị con mẹ tổ trưởng chửi, con mẹ có bản mặt như ai ăn hết của, lúc nào cũng hầm hầm cau có, canh me hở chuyện gì là xỉ vả đám công nhân dưới quyền. Nghe mụ chủ nhà chửi khi chưa kịp trả tiền trọ, nghe bà bán tạp hóa cằn nhằn khi chưa thanh toán mấy khoản tạp hóa thiếu chịu,.... Cả bọn nhiều khi nói vui với nhau, đi đường thì mở lớn con mắt để dòm chừng, đi mà đá trúng hàng hột vịt thì không có tiền đền về nhà bị chồng nó chửi là chắc 100%, mà cả đám có đứa nào có chồng đâu à?

Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thoắt cái mà đã sáu mùa mai nở rồi, Cô về quê ăn Tết được ba lần, ba lần ở sài gòn ăn Tết, nói ăn Tết cho chảnh chứ ngủ trong phòng cả ngày chứ có dám ra đường nhiều đâu à!. Ngoài đường thứ gì rớ tới cũng tiền, có lần bon chen đi Suối Tiên chơi, về nhà tính ra thấy mất hết gần ba trăm ngàn, nghe như muối xát trong lòng. Từ đó bái bai mấy khu vui chơi, ở phòng trọ qua coi ké tivi hàng xóm đỡ tốn tiền.

Ngồi nghĩ vu vơ một chút thì con bạn đá vô đít cái bịch: "Sao chưa chịu thay đồ đi làm? trễ rồi chị Hai, cò cưa gì nữa?" Cô sực tỉnh, lật đật vào phòng thay đồ rồi cùng đám bạn đi làm. Từ đây qua chỗ làm gần hai cây số, cả bọn cuốc bộ với nhau chừng hơn hai chục phút là tới. Khóa cửa phòng xong vừa quay lưng nghe tiếng ai khóc ở phòng gần bên. Cô hỏi: "Ủa ai khóc vậy tụi bây?"

- Con T bên chuyền ủi khóc chứ ai .

- Vậy hả? Có gì sao mới sáng sớm mà nó khóc vậy?

- Hi hi! má nó bệnh sắp đai mà nó không có tiền về thăm nên nó khóc, có dzậy cũng hỏi.

Chậc chậc, với đám ở trọ thì chuyện nầy cũng là chuyện bình thường, có tiền về thăm mới là chuyện lạ.

- Biết sớm, tối qua, ghé thăm an ủi nó hé!

- Thôi mệt! Đi lẹ lên tới giờ rồi, vô thăm, nó hỏi mượn tiền...bà có tiền cho mượn không?

Cả đám im re rồi nhẹ nhàng đi cho lẹ, để lại tiếng khóc theo gió bay xa dần, đường xá bây giờ nhộn nhịp rồi. Chào ngày mới!


Bắt đầu cho ngày mới.

Cà phê sáng.

 Cà phê sáng.


Ồ sao bé không lắc?

Lắc lắc lắc

Bé lắc sao không đều?

Lắc đều, lắc đều, lắc đều!


Cô gái trẻ đứng lắc lắc người  trước quán cà phê, tay cầm xấp vé số. Vừa lắc vừa hát. Kề bên, một anh già bán xôi dạo với chiếc xe đạp cũ đang tròn mắt nhìn cô gái đang lắc. Ông ta kêu cô gái:

- ê má! Rãnh quá đứng đó lắc với hát , mầy bị làm sao vậy?

- hồi sáng uống thuốc quên lắc nên giờ lắc. Cô gái tỉnh bơ trả lời.

- là sao? Tao không hiểu. Ông bán xôi dạo hỏi lại.

- thằng cha bán thuốc kêu tôi lắc đều chai thuốc trước khi uống mà hồi sáng chưa lắc tui đã uống nên giờ lắc cho đều trong bụng. Có vậy cũng không hiểu.

 - hả! 

Ông bán xôi kêu hả rồi thộn mặt ra, rồi lầm bầm trong miệng : “ chuyện nầy nghe quen quen, tưởng người ta bịa ra, hoá ra là có thật. Con nhỏ nầy chắc dân té giếng”. 

Ông ta nhìn cô gái với đôi mắt thông cảm, rồi cười nói:

- thôi đừng lắc nữa chắc đều rồi, nhìn mầy lắc tao chóng mặt quá, muốn lên tăng xông luôn.

Cô gái đứng yên, nghiêm trang nhìn ông nói:

- tui nghe lời ông, không lắc nữa…mua giùm tờ vé số đi.

Ông bán xôi lắc đầu nói:

- tiền không có ăn lấy đâu ra mua vé số!

Im một chút rồi ông nói:

- Hay là mầy đổi cho anh tờ vé số lấy gói xôi, OK?

Cô gái lắc đầu nói:

- Đây không ăn sáng, quen rồi, không đổi. Gói xôi mười ngàn có chút xíu, con nít ăn cũng không no, khỏi đổi.

- không đổi thì thôi, nói nầy nói nọ gì mậy.

Rồi cô gái vô trong quán mời vé số, kiên nhẫn mời mua và nhận những cái lắc đầu. 

Cô gái bước ra khỏi quán đi dọc theo con đường có hàng cây bằng lăng nỡ hoa tím ngắt, dưới những giọt hoa nắng lung linh xuyên qua cành lá đang đong đưa trong cơn gió thoảng. 

Ông bán xôi nheo nheo mắt nhìn xuôi theo con đường, rồi tính đạp xe nối gót cô gái.

- con nhỏ bán vé số bị bệnh thần kinh, nóng lạnh thất thường.

Ông chủ quán cà phê nãy giờ ngồi trước cửa quán vừa cất tiếng nói. Ông nói bâng quơ như không nói với ai, mắt nhìn đâu đâu.

Ông bán xôi dạo nỡ nụ cười vô tư rồi lẳng lặng đạp xe đi. Ông bật công tắc cái máy thu âm nhỏ để trong giỏ xe phía trước, phát ra tiếng rao bán xôi. Tiếng rao phát ra nghe nhào nhão, rè rè, rầu rỉ lập đi, lập lại lan trong gió trong không khí , trong các con đường, con hẻm dọc ngang. Ông dạo qua phố phường, nay khu vực nầy mai khu vực khác. Cô đơn trong dòng người, nhỏ bé trong những con phố nóng bức bởi ánh nắng chói chan. Ông nghĩ cô gái bán vé số cũng giống như ông , cùng kiếm ăn trên đường phố. Cùng thầm cầu nguyện cho bán hết hàng. Cùng quệt mồ hôi dưới cái nắng thiêu người, cùng khua răng lập cập trong những ngày mưa ướt lạnh. Và lo sợ bâng quơ trong bóng tối bao quanh ánh đèn đô thị khi đêm về.

Có khác là: người bán xôi, người bán vé số. Người đi bộ, người đạp xe, ông thần kinh bình thường, cô kia yếu thần kinh. Ông nghĩ : bình thường như mình còn bán buôn chật vật, lầm than. Còn tưng tưng…chắc là mệt lắm. Nhưng dù muốn dù không gì thì khùng cũng phải làm một nghề để kiếm ăn. Không làm lấy gì ăn, ai đâu lo?

Ông cứ mỏi mệt lang thang qua các con đường quen thuộc, lúc dừng khi có người mua xôi, rồi đi tiếp cùng với tiếng rao buồn tẻ, cứ vậy mà hết ngày giờ. Niềm hạnh phúc mà ông luôn mong mỏi là bán hết sớm, để tà tà ra công viên ngã lưng trên cái băng ghế đá dưới bóng râm của cây Phượng vĩ. Chợp mắt một chút, lắng nghe tiếng thời gian một chút trong những giấc mơ hão huyền rồi về.

Ngày hôm nay ông đã có được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi đó. Ông bán hết sớm chỉ chừa một gói nhỏ để lát ra công viên ăn qua bửa. Khi tới công viên thì cái băng ghế đá quen thuộc của ông đã có người ngồi, tính kiếm cái khác thì ông nhận ra người đang ngồi là cô gái bán vé số hồi sáng ông gặp. Không hiểu sao ông lại nghĩ: hay là mình đến đuổi nó đi giành lại băng ghế? Ông đẩy xe đến đứng trước mặt cô gái nhưng lại không mở miệng nói được. Cô ngồi đó mắt nhìn xuống đường không buồn nhìn tới ông. Hai bàn tay cầm xoay xoay cái vỏ chai đựng nước suối, cọc vé số nằm nửa trong nửa ngoài trong túi áo khoác. Cô ta đang hát nhỏ trong miệng nghe như tiếng thì thào. Ông bán xôi nghĩ: thôi không nên mở miệng đòi ghế, tốt nhất là về thôi. Đẩy xe đi nhưng không biết làm sao ông dừng lại và lấy gói xôi ra đưa hướng về cô ta.

- ăn gì chưa, cho mầy gói xôi nè!

Cô gái ngước mắt nhìn ông một lúc rồi nói: 

- tui không cho ông vé số đâu!

- tao biết! Tao không đòi đổi vé số đâu, cho mầy đó. Gói nầy nhiều xôi nè, dư sức cho người lớn ăn no.

Cô gái đứng lên  bước tới đưa hai tay nhận gói xôi rồi nói:

- cám ơn. 

Cô gái quay lại băng ghế ngồi, bóp cho xôi nén lại rồi đưa cục xôi lên miệng cắn từng miếng. Vài hạt xôi rớt dính trên đùi, cô nhặt lên cho vào miệng và lúc nầy ông bán xôi coi như không có nữa trong mắt cô. Ông bán xôi im lặng đạp xe rời đi , trên đường về ông không thấy đói và cảm thấy vui vẻ trong người.

Ông lầm bầm trong miệng: trời nắng gì mà nắng dữ vậy.

Hình minh họa.


6 tháng 7, 2024

Về

Luyến ái sinh sầu ưu
Luyến ái sinh sợ hãi 
Ai rũ bỏ luyến ái
Không sầu ưu, sợ hãi 
Hai zaaa…phải chi nghe được mấy câu nầy cách đây hơn ba chục năm thì đâu phải sầu ưu, sợ vợ…ý lộn sợ hãi.



29 tháng 3, 2024

TT

 Ánh đèn đường vàng vọt yếu ớt soi sáng tấm biển báo ra khỏi địa phận thị xã. Tấm biển có Sơn nền màu xanh dương cúng với hình vẽ minh họa những ngôi nhà màu trắng bị một đường màu đỏ gạch chéo chồng lên. Sư TT lẩm bầm.

- Đã ra khỏi thị vã rồi.! 

Nhà sư  dáng người tầm thước, gầy gò trong bộ đồ tu hành màu xám cũ kỹ, một túi vải màu  nâu sậm đeo bên vai. Ông giỡ chiếc nón lá trên đầu xuống  phủi phủi lên người như muốn giũ chút bụi đường. Rồi giờ tiếp cái mũ len chùm kín để cái dầu trọc hứng chút gió trời.

Tiếng rên! Ông như nghe bên tai có tiếng rền từ xa vọng tới, nghe như tiếng của hai vật gì cứng đập vào nhau hay như tiếng gào của một giống loài tò lớn? Nhà sư ngơ ngác nhìn chung quanh , nhìn những người chạy xe hai bánh vụt ngang qua coi họ có phản ứng gì với tiếng rền đó không. Tất cả họ đều thản nhiên như không nghe gì cả. Có một luồn gió lạnh buốt vuốt dọc sau ót xuống đến sống lưng làm ông rùn mình. Một mùi gì như cháy khét thoảng qua ? Ông cảm thấy ớn lạnh cả người.

- cái gì vậy? Hay là mình bịnh rồi? 

Ai cũng có lúc bị bệnh, cảm mạo, ho hen, nhức đầu sỗ mủi, nhất là những người suốt ngày giáng đầu dưới nắng mưa. 

30 tháng 1, 2024

Chủ nhật tươi hồng-28/1/2024

Chủ nhật tươi hồng.

Beautiful Sunday, chủ nhật tươi hồng chứ không phải chủ nhật buồn. Chiều mát trời bắt ghế ra sân ngồi uống ly cà phê tính ngắm đất trời đang vào Xuân thì bỗng nghe đằng đầu xóm tiếng thử nhạc ầm ỉ như tiếng dội bom.

-Alo, alo ! Một hai ba bốn, chín mười, bồi đầm già! Tôi đang thử nhạc, alo, alo!

Và rồi giọng nam cao cất tiếng hát karaoke vang lên rền rỉ cả núi rừng. À quên lộn! Rộn cả phố phường chứ.

-ôi! Đa Kroong, Đa Kroong ……thương yêu….

Anh ta hát như Tarzan hú kêu voi về ăn mía và cứ thế mà hát, hết lên núi rồi xuống biển với “Biển mặn” rồi quay về phố phường với “mùa Xuân trên tp HCM”.  

Rồi gà tức tiếng gáy, nhà ở giũa xóm và cuối xóm cùng nhau kéo loa kẹo kéo ra hát. Giữa xóm thì chơi nhạc Xuân, “Tết, Tết, Tết đến rồi….” Cuối xóm thì chơi nhạc đỏ: năm anh em trên một chiếc xe tăng…

Và tôi chỉ còn chiều chủ nhật rầu, ngồi chống cằm tính chuyện kiếm chỗ tị nạn âm nhạc. Bốc điện thoại cầu cứu : có rượu không cho tao xin một ly, uống ở nhà mầy. Bạn mình OK liền. Cám ơn trời Phật có chỗ tị nạn rồi.

Chạy ra tới đầu xóm nghe giọng nam cao cất tiếng sau khi hát xong bài nhạc.

- xin cảm ơn, xin cảm ơn.

Phải vậy chứ hát phải có người nghe, người ta nghe thì mình phải cảm ơn mới phải phép.


2 tháng 1, 2024

Nghịch lý.

 NGHỊCH LÝ

PHỤ NỮ THAY LÒNG ĐỔI DẠ

18 tuổi: thích chàng trai lãng mạn

28 tuổi: thích đàn ông có việc làm tốt

38 tuổi: thích đàn ông có địa vị

48 tuổi: thích đàn ông biết quan tâm

ĐÀN ÔNG MUÔN ĐỜI CHUNG THỦY

18 tuổi: thích gái đẹp

28 tuổi: thích gái đẹp

38 tuổi: thích gái đẹp

48 tuổi: thích gái đẹp

68 tuổi: vẫn thích gái đẹp.


Tui thì chưa tới “thất thập cổ lai hi” nên chắc bắp giống vậy rồi, thích hay không thì chưa rõ nhưng mê là cái chắc.


23 tháng 12, 2023

24 tháng 12.

 Tối 24 tháng 12, ngày lễ Giáng Sinh. Thành phố về đêm trời mát hơi se lạnh, đường phố nhộn nhịp đông người qua lại trong ánh  sáng rực rở nhiều màu sắc của đủ loại đèn trang trí cho mùa Noel.

Một đứa bé trai trạc 10 tuổi, phong phanh trong bộ quần áo mỏng manh cũ kỷ, cặp bên hông cái thúng nhỏ đựng đậu phọng luộc đi bán dạo giữa giòng người đông đúc . Không ai để ý lời chào mời rao bán của nó, họ đang vui trong không gian mùa lễ hội. Từ chiều tối tới giờ nó chỉ mới bán được vài lon đậu, nó cần phải bán  hết thúng đậu mới có thể về nhà nghỉ ngơi

Thằng bé đi dọc theo con phố, đứng tần ngần trước cửa những ngôi nhà bên trong có những cây thông, trên cây treo lủng lẳng những gói quà nhỏ xinh xắn, đẹp lung linh với những trái châu thủy tinh phủ tuyết trắng trong ánh đèn màu chớp tắt. Nó ngửi được mùi thơm thức ăn loang tỏa trong không khí, nghe tiếng nhạc thánh ca reo vui bên tai khi đi dọc theo con đường. Người ta ăn mặc thật đẹp, mùi nước hoa bay thoang thoảng khi đi ngang qua . Thằng nhóc đứng trước cổng nhà thờ dưới chân ngôi sao cao lớn tỏa ra ánh sáng rực rở đủ màu sắc , chúa hài đồng thanh thoát nằm trên máng cỏ trong hang đá với thiên thần bay trên cao. Như mọi người đang quỳ cầu nguyện dưới chân chúa, nó cũng cầu nguyện, cầu cho đêm nay và những đêm sau bán được hết thúng đậu. Một ân điển nhỏ ! 

Từ lúc biết mơ ước, đã biết bao lần nó mơ được như những người đang đi ngang qua đây, đang ngồi quây quần bên trong ngôi nhà ấm cúng, thư giãn với cây thông Noel cùng hang đá nơi chúa sinh ra, được ăn những thức ăn ngon lành, nóng sốt và được ông già Noel tặng một món quà. Mơ thì vẫn cứ mơ, nơi nó về là một phòng trọ chật chội, ẩm thấp thiếu ánh sáng với những lời than thở, nhiếc móc của người mẹ. Ba nó thì đã bỏ gia đình đi từ lâu rồi, giờ nó cũng không nhớ ngày nào ông đã ra đi.

Nó cứ rảo tới rảo lui trên con đường, rồi vô sân nhà thờ, kiên nhẫn mời người ta mua hàng, tới hơn 10h đêm mà chưa bán được bao nhiêu. Cái đói giờ đang cào ruột, lúc chiều trước khi đi bán, nó có ăn một chén cơm lót dạ nhưng giờ chén cơm đó chắc đã tiêu hóa hết rồi. Tuy mệt và đói nhưng nó biết chưa thể về nhà, nó cần phải bán được thêm nữa cho vơi bớt số đậu trong thúng để không bị mẹ la mắng.. nó đi tiếp nhiều vòng năn nỉ mời người mua rồi đi tiếp, nhìn thấy một ông già Noel đang bấm chuông gọi cửa  phát quà cho đứa bé con chủ nhà. Ông già Noel tiếp tục lơ láo nhìn ngó tìm kiếm số nhà tiếp theo để đi phát tiếp. Ông ta chỉ phát quà cho những đứa trẻ có địa chỉ nhà, chắc vì lý do đó nên nó không có quà. Nó nghĩ thầm như thế…

Thằng bé đi được một lúc, mõi mệt quá  ngồi bệt xuống lề đường để thúng đậu trước mặt rôi nghĩ : ngồi bán một chút cho đỡ mệt rồi dạo tiếp. Cái đói cồn cào trong bụng, sau một lúc ngần ngừ nó múc lưng lon đậu rồi nhẫn nha tách vỏ ăn từng hột.  Chà! Coi vậy mà cũng đỡ đói rồi, nó vừa ăn vừa ngóng trông mời khách nhưng không ai ghé vào mua cả. Ăn hết lon đậu, uống ngụm nước, xong tính đi bán tiếp thì nó lại cảm thấy buồn ngủ quá. Nó thu chân lại, gục đầu trên hai cánh tay gác trên đầu gối, giấc ngủ lơ tơ mơ bắt đầu kéo tới. Nó thiếp đi với mộng mị, trong mơ nó thấy cả gia đình có đủ ba, mẹ và đứa em gái đang ở trong một ngôi nhà rộng rãi tràn ngập ánh sáng. Mọi người ngồi quây quanh cái bàn bày đầy thức ăn, có cả món nó thích là cà ri gà ăn với bánh mì. Trong nhà có một cây thông Noel trang hoàng lộng lẩy với những trái châu, gói quà, ngôi sao lấp lánh trong ánh đèn màu chớp tắt của những dây đèn quấn quanh. Tất cả chợt biến mất khi nó giật mình thức giấc vì một chiếc xe gắn máy rồ ga lớn chạy vụt qua trên đường. Nó lơ mơ tiếc ngẩn ngơ rồi ngủ gà gật tiếp và giấc mơ trở lại, lần nầy nó thấy có thêm cái hang đá nhỏ với ánh đèn chớp tắt soi sáng tượng chúa hài đồng nằm trong máng cỏ, có tiếng nhạc thánh ca du dương, réo rắc. Cả nhà vừa ăn vừa nói chuyện, cười khúc khích với nhau. Huyền diệu làm sao! Nó cầu xin cho mình mãi mãi trong giấc mơ, dù có thế nào cũng xin đừng đưa nó ra khỏi giấc mơ.

Mặc kệ sự đời, nó thiếp đi cùng với giấc mơ nhiều sắc màu của ngày lễ Giáng Sinh. Người qua lại trên đường không ai để ý đến thằng nhỏ ngồi ngủ gục trên lề đường với thúng đậu buồn tẻ trước mặt. Không biết được bao lâu thì nó giật mình tỉnh giấc vì có ai đó lắc mạnh vai mình.

- ê nhóc! Sao ngồi đây ngủ vậy?

Nó tỉnh ngủ hẳn, ngước mắt nhìn thì thấy bóng dáng của một ông già Noel đứng trước mặt. Không phải! Là một bà già Noel, đúng ra là bà trẻ Noel chứ không già vì đó là một cô gái trẻ xinh xắn bận bộ đồ đỏ có viền tuyết trắng của thánh Santa Claus. Cô gái cười và hỏi:

- có sao không nhóc, sao ngồi đây ngủ vậy.

- em ngồi bán đậu phọng luộc, ngủ quên một chút, chị mua đậu hả? Thằng bé trả lời và có vẻ hơi mừng rở.

- nô nô! Chị hơi chóng mặt nên ngừng xe nghỉ một chút thì tình cờ gặp em, không biết em có bị gì không nên hỏi thăm vậy thôi.

Nỗi thất vọng hiện rõ trên mặt thằng bé, nó uể oải vươn vai tính đứng dậy đi bán thì cô trẻ Noel nói:

- ngồi chơi chút, tí nữa chị mua đậu cho.

Thằng bé tiếp tục ngồi và nhìn cô gái với ánh mắt thăm dò, nó ngửi thấy hơi thở cô Noel nồng nặc mùi rượu.

- chị xỉn rồi hả?

- đâu có xỉn, uống có chút chút chỉ hơi chóng mặt thôi.

Rồi cô gái chỉ tay qua bên kia đường nơi khu dân cư khá giả và nói với thằng bé:

- chị giao quà cho mấy đứa nhỏ nhà bên khu đó, nhà nào cũng đang tiệc tùng, có chủ nhà mời ép chị uống ly rượu chung vui gia đình vì cả nể nên chị uống giờ ra như vầy.

Nói xong rồi cô Noel cười hí hí, nheo nheo mắt nhìn người bạn nhỏ mới quen. Thằng bé bổng nói dứt khoát:

- chị mua đậu giùm em đi! Em còn đi bán nữa rồi về ăn cơm, đói lắm rồi.

- ủa! Em chưa ăn cơm tối à! Để chị lấy bánh cho em ăn, bánh ngon lắm, bánh của nhà giàu cho chị đó. 

Rồi cô gái lấy trong cái túi đỏ đeo bên hông một cái bánh Hamburger được dựng trong một túi giấy đẹp đẻ đưa cho đứa nhỏ. Thằng bé lấy bánh ra và thèm thuồng nhìn, một cái bánh Hamburger vàng sậm được kẹp một đống thịt dầy cui ở giữa, bánh thơm phức.

- chị cho em hả? Em cám ơn chị. Nó tính cắn cái bánh nhưng ngừng lại, bỏ bánh vô lại túi giấy rồi bỏ vô một bao xốp, cẩn thận để vào một góc của thúng đậu. Cô Noel ngạc nhiên hỏi:

-sao không ăn đi, cất làm gì?

-em đem về lát ăn chung với nhỏ em gái, chắc là nó vui lắm.

-hô, hô, hô! Vậy hả? Chị cho em thêm một cái nè, đem về mỗi người một cái cho đều.

-thôi! Cám ơn chị, cho nhiều đâu còn để chị ăn, cho em một cái được rồi chị.

-đừng lo, vẫn còn bánh đủ chị ăn, cất đi . À quên bán chị lon đậu, bao nhiêu tiền một lon?

-dạ! Mười ngàn một lon ạ!

Cô Noel móc ra tờ một trăm ngàn đưa cho đứa bé và nói:

-cho chị một lon, tiền em cứ cất khỏi thối lại.

-ôi chị! Em không dám nhận đâu, kỳ lắm. 

Cô Noel cười và nói:

-hô, hô, hô! Khi chị giao quà. Có chủ nhà mời chị uống ly rượu, chị từ chối nhưng họ nói uống thì có thưởng tiền. Nghe thưởng tiền chị uống liền! Vài người thưởng nên chị cũng có kha khá, cũng có ông hơi quờ quạng nhưng không sao như là phủi bụi bên ngoài. Có người cho bánh, những cái bánh hảo hạng mắc tiền. Họ dư thừa họ cho thì mình nhận và chị cho em, cho với tinh thần lễ Giáng sinh, là chia sẻ chứ không bố thí nên em đừng ngại, cầm đi cho chị vui.

Thằng bé lắng nghe nhưng không hiểu gì, nó lúng túng chưa biết phải nói gì thì cô Noel đã leo lên xe đề nổ máy chuẩn bị chạy đi. Cô gái bỏ tờ tiền vô thúng, với tay lấy bịch đậu rồi cười và nói:

-merry Christmas, Giáng sinh vui vẻ.

Trong thoáng chốc cô Noel đã hoà lẫn mất dạng trong giòng người xe xuôi ngược. Thằng bé đứng tần ngần một chút rồi khom xuống lấy cái thúng đậu lên cặp hông và bước đi. Nó nghĩ: chắc mình về được rồi, về ăn tiệc Giáng Sinh với hai cái bánh hamburger thôi.











12 tháng 12, 2023

Sai chính tả.

Mình viết cũng hay sai chính tả nhất là bỏ dấu hỏi, ngã. Cố gắng sửa nhưng sai vẫn cứ sai, nhiều lúc đọc lại thấy mắc cỡ hết sức. Nhưng có lúc đọc trên mạng thấy có nhiều người viết sai chính tả tùm lum, có thể nói là hết thuốc chữa nên nghĩ lại mình cũng chưa tệ lắm (tự an ủi cái dốt của mình).

Vì đặc điểm giọng nói vùng miền, tui có thể nói:

- con cá gô bỏ dzô gổ kêu gột gột .(sai phát âm) nhưng khi viết thì tui ráng viết cho đúng: con cá rô bỏ vô rổ kêu rột rột, chứ không phải phát âm sao viết y như vậy.

Hôm nay tình cờ đọc một bảng hiệu của một quán ăn, đọc xong muốn hoa cả mắt, xụi dây thần kinh.



6 tháng 12, 2023

Chỏng ngược

 Má ơi! Mới xin được chân phụ hồ, mừng quá nhậu “Tân job” lỡ quá chén nên xỉn quá. Sáng nay được giao gắn cái bảng đá Cẩm thạch.. còn tưng tưng gắn lộn chiều, giờ xử sao đây?



5 tháng 12, 2023

Đi du lịch

Đúng là “phước bất trùng lai, hoạ vô đơn chí” , đang thất nghiệp, tháng rồi chạy xin được chân rửa chén ở một quán nhậu. Ông chủ hẹn chờ cha nội đang đảm đương việc rửa chén cuối tháng nghỉ việc rồi tôi ra làm.  Xoa tay khoái chí, chờ tới ngày làm, chạy ra xin nhận việc thì gặp ông chủ quán ngồi buồn, mặt chảy dài ruồi bâu lỗ mũi không buồn đuổi. Hàng quán thì “bàn im hơi bên ghế ngồi…” vắng như chùa Bà Đanh. 

Chủ quán làm mặt ngầu ngầu nói với tôi.

- có ma nào nhậu đâu mà rửa chén với dĩa? Mai đóng cửa quán rồi.

Vậy là xôi hỏng bỏng không rồi, tàn giấc mơ hoa, thôi về tiếp tục rửa chén không công cho vợ! Tôi ráng vớt vát:

- mai đóng , biết chừng nào mở cửa lại không? Cho tui giữ suất nầy há!

-mấy chả nói kiểm tra từ đây đến Tết nhưng không rõ là trước hay sau Tết , mấy ông nhậu cũng hỏi nhưng không biết đâu trả lời. Thôi về đi ông, mấy đứa phụ quán về quê cày ruộng hết rồi.

Gooodby quán nhậu, hai năm trước thì bị Covid kỳ đà cản mũi, nạp một đống đơn chờ riết hai năm thì bị kiểm tra nồng độ, quán đóng cửa nên tiếp tục “tay quay miệng trể”. Đời là:  c’est la vie.



15 tháng 11, 2023

Tăng giá

Năm anh em trên một chiếc xe tăng. Một năm 5 cái tăng chung một chuyến xe, xăng tăng, điện tăng, gas tăng, thuốc Tây và thuốc lá tăng, tiền học tăng….Dân cũng tăng mà là “tăng xông”

Lương tăng với tốc độ “rùa bò lên dốc” , giá tăng theo tốc độ “tên lửa đất đối không” vì vậy chàng “Lương” mãi là người đến sau. Đã vậy mà cuối năm còn mất việc thì nhiều người phải hát “…vì mình rãnh việc nên mình không biết Tết về hay chưa?”


J


3 tháng 3, 2017

Phù Du Nữa đêm giật mình thức giấc, nghe tiếng chim ăn đêm kêu vang buồn bã dưới ánh trăng tàn. Tôi mồi điếu thuốc ra ngồi hút trước hiên nhà, chưa tàn điếu đã cảm thấy hơi sương lạnh lẻo thấm vào da. Ngoài tiếng xào xạc của cây lá trong cơn gió thoảng qua thì không gian quanh mình thật yên tĩnh. Đầu óc nghỉ lan mang nhiều chuyện nhưng cứ lại quay về nghỉ tới người bạn vừa mới mất. Tôi và nó đã nhiều tháng không liên lạc, trước đó thì khi gặp nhau lại hay nói với nhau những điều khó nghe. Rồi khi kết thúc câu chuyện tôi vẫn thường càm ràm với nó rằng : mầy đã có đầy đủ những cái mà nhiều người như tao mơ ước, sao không dừng lại bằng lòng với cái mình đã có mà cứ bon chen. Nó thường nhúng vai trả lời: đời là "c'est la vie" mà mậy! đã theo thì theo đến cùng, tao không như mầy an phận đâu, rồi mầy chống mắt mà coi. Ừ thì cũng coi rồi, coi chưa xong phim đã đưa mầy về nơi xa. Rồi trong bóng đêm với ánh trăng tàn huyền ảo, tôi chợt buồn vì đã không gọi cho nó một lần để nghe với nhau một lời. Sao tôi cứ tự cho phép mình một cái quyền phù du là mầy phải gọi cho tao trước? Sao mình lại không gọi cho nó trước để bây giờ mãi mãi tiếc nuối? Rồi ngày tết sao mình không thăm hỏi trước mà ngồi chờ rồi trách nó sao không hỏi tới mình. Còn bao nhiêu cái rồi nữa để bây giờ biết rằng mãi mãi không còn sửa chữa được. Thậm chí ngày cuối tiễn nó vô lò còn đến trễ không kịp thắp nén nhang vĩnh biệt. Tới đó thấy xe nhà đòn chạy ra, trên xe có cái bảng đề tên nó trang trí cầu kỳ, trịnh trọng ...cảm giác hụt hẩng thật là khó tả. Hê hê! Chắc mầy từ nhỏ tới lớn, giờ mới được bảng vàng đề danh để trên xe hơi chở đi lòng vòng Sài Gòn cho người ta biết, ngon hén. Thôi ! Vĩnh biệt bạn già nha!
Lề đường Dân Sài Gòn có ai chưa ngồi quán vĩa hè một lần? Kể cả những người giàu có, chắc cũng phải một lần lê la quán cóc với bạn bè. Với tôi, có rất nhiều kỹ niệm với quán cóc lề đường trên từng góc phố. Chè Yên Đỗ, mộng mơ, thầm thì bên những cái bàn nhỏ trên vệ đường. Nhớ hoài những tiếng cười rúc rích trong cả thế gian chỉ có hai người mặc cho dòng người, xe cộ vụt qua. Hít hà vì cay xé lưỡi vơi món gỏi khô bò lề đường Đinh tiên Hoàng rợp bóng cây, mặn ngọt tuổi thanh xuân biết bao giờ quên. Ngày xưa khi đi làm tôi vẫn mê nhất những quán cà phê cóc ở đường Nguyễn Du. Ngồi chóc ngóc trên cái ghế đẩu với thêm một ghế làm cái bàn. Nhâm nhi cà phê nóng, ngó xiên xiên qua nhà thờ Đức Bà trầm mặc trong sương buổi sớm, cùng dòng người trôi qua với nhiều sắc màu sinh động. Rồi khi chiều về nhằm lúc lãnh lương, bạn bè rủ nhau ra ngồi bệch trên thành của hồ Con Rùa nỗi tiếng. Bụp món bò bía, kèm trái dừa tươi, vừa ăn vừa ngắm lá me bay là đà trên dòng người chạy quanh hồ như đèn kéo quân. Còn bao nhiêu là cái lề đường không thể nào quên. Biết là lấn chiếm lòng lề đường nhưng không thể không công nhận sức hấp dẫn của xe bán hàng rong với cái tủ kiếng đầy những miếng trái cây gọt sẵn ướp đá, đủ màu sắc với tô muối ớt đỏ tươi và chén mắm ruốc rãi ớt đỏ kè. Rồi xe bánh bao, bánh giò, khô mực nướng ...v...v... sẳn sàng phục vụ khi người cần. Sài Gòn là nơi nước chảy về chổ trũng, giàu nghèo lẫn lộn. Bởi vậy Sài Gòn không còn ai buôn bán lề đường, lúc đó không biết diện mạo Sài Gòn ra làm sao. Cuộc đời được nầy mất nọ, sao cho trọn vẹn được ? Cái hay là giữ sao cho hài hoà là đẹp.

7 tháng 11, 2016

Ăn đã tốn tiền còn bị nghe chửi???

Thời gian qua có vụ Quán "bún chửi" ngoài HN. Đại loại là người bán bún vừa bán vừa chửi khách vào ăn. Hồi trước nghe đồn mình chỉ hơi ngạc nhiên và tự hỏi "sao lại có cái kiểu bán buôn gì kỳ cục vậy?" Nhưng bây giờ biết chắc là có thật, quán còn được quay phim và lên đài CNN lừng danh thế giới. Còn trong nước được lên báo và thiên hạ bình luận quá trời trên các trang mạng xã hội. Còn có người bảo đấy là một nét văn hóa nữa chứ(?). Riêng với cá nhân tôi thì khỏi có ba cái vụ chửi, cho ăn chùa khỏi trả tiền còn không thèm, nói gì tới bỏ tiền ra mua cho người ta kiếm lời còn bị chửi. Ai cũng có quyền tự do, người nào thích kiểu vừa ăn vừa nghe chửi thì họ cứ thích, nên tôi không dám lên lớp rằng cái nầy đúng cái kia sai. Cũng tại vì bị chửi nhưng vẫn tới ăn nên chủ quán cứ làm chảnh chửi tới, trăm sự do mình thôi. Không biết ở Sai Gòn mình có quán nào giống vậy chưa, hy vọng là không. CNN mới làm quảng cáo cho đặc sản vừa ăn vừa nghe chửi, e rằng có ai đó lại nghỉ rằng mở quán kiểu như trên thì ăn nên làm ra , rần rần bắt chước là tội nghiệp mấy cái tai chỉ muốn nghe những điều hay ho.

Mùa mưa lũ

Lạy Trời! Mấy ngày nay Sài Gòn mưa bão bùng, bầu trời xám xịt, mặt người xám ngoét. Mây đen vần vũ như xà xuống mái nhà, tóc trên đầu người ướt đẫm, tếch thành lọn loà xoà trước mắt ai. Ra đường thì lội nước, về nhà...xắn tay tát nước. Bởi vậy con lạy Trời thôi mưa. Ai thấy không mưa lạy trời mưa, còn con thì không. Đang than vãn, miệng đang kêu ca vì ngập nước nhưng mắt nhìn vô trang FB thấy mấy hình chụp cảnh lụt lội ngoài Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quãng Trị . Nhìn thấy ba bốn người đồng bào ngụp lội trong nước khiêng một cái hòm. Những mái nhà chơ vơ giữa biển nước mênh mông với những con người ngồi bó gối co ro dưới cơn mưa giăng mịt mù. Rồi một con bò được treo lên cả mình chìm trong nước chỉ còn ló lên lỗ mủi để thở và đôi mắt ướt đẫm buồn ai oán và còn nhiều hình na ná như vậy nữa.....mình chợt câm họng. Mình mới lội nước tới mắt cá, còn đồng bào khúc ruột miền Trung đang đứt từng đoạn ruột...còn kêu ca nỗi gi. Coi tivi ngó thấy ông sếp lớn kêu gọi gởi tin nhắn ủng hộ đồng bào nghèo. Tất nhiên là mình sẽ gởi, chỉ mong rằng cái tin nhắn trị giá một ký gạo bèo bọt của mình tới được với bà con chứ đừng mất ở dọc đường. Sức người có hạn, không biết sau thảm hoạ môi trường biển, giờ tới lũ lụt, bà con còn sức chịu nữa không. Còn con giờ chỉ biết cầu trời, con cũng lạy trời mưa nhưng mà mưa chổ khác. Mưa cho thật lớn ngay ở những chổ chứa những kẻ gây ra tai hoạ cho dân, cho chúng trôi theo lũ, hết đời hại người.

16 tháng 9, 2016

Âm nhạc
Tuổi càng già thường hay nghỉ về quá khứ, về những việc đã trải qua để chiêm nghiệm rồi rút ra cho mình được điều gì hữu ích. Sau 30/4/75, sau cuộc bể dâu to lớn, người dân Sài Gòn bắt đầu làm quen với một cuộc đời mới, quá nhiều cái mới lạ làm đão ngược cuộc sống thường ngày.
Cái mới thay cái cũ, người ta vứt bỏ, lên án, chê bai rất nhiều khi vứt bỏ không thương tiếc cái cũ.. Bao công sức trí tuệ của người làm ra cái cũ thành công cóc, họ đành thu người ngồi một góc cúi mặt nhìn người vứt bỏ đứa con tinh thần mà mình vắt hết sinh lực tạo ra. Vừa nhìn người ta vứt, vừa nghe người ta chửi. Trong những cái cũ bị vứt đi có một cái gọi là nền âm nhạc trước năm 1975 của miền Nam VN.
Cấm nhạc
Câm, cấm ráo hết! Tất cả những bài nhạc của đế quốc, của Mỹ, Ngụy (cách gọi chế độ cũ của người chiến thắng). Lý do: là nhạc lai căng rậm rực, đồi trụy, phản động, ủy mị nhằm ru ngủ thanh niên dẫn tới hư hỏng vân vân và vân vân. Không biết còn thiếu bao nhiêu từ xấu xa dành cho nhạc chế độ cũ. .Thành ra toàn bộ các băng, dĩa nhạc, bản nhạc của nền âm nhạc Miền Nam biến mất khỏi thị trường. Không còn ai bày bán, không còn quán xá nào dám mở, Một số bị người dân vội vã vứt bỏ vì sợ chính quyền mới. Một số được cất dấu.để dành nghe lén trong nhà.
Nhạc Cách Mạng
Ừ cấm thì cấm, cấm thì không nghe nữa, nhưng con người phải có âm nhạc chứ! vậy nghe cái gì? Có ngay! nhạc Cách mạng, nhạc đỏ của xứ ta và cả xứ người nhưng không được gọi là lai căng vì đó là nhạc oragine của mấy xứ trùm vô sản.Những bài nhạc mà khi nghe bạn phải mở to mắt, ngẩng cao đầu, ưởng ngực và quan trọng nhất là phải tự hào (tự hào về cái gì thì tới giờ nhiều người cũng không biết) Nghe đi! các bạn nghe để thành người tốt, nghe để yêu lãnh tụ của ta lẫn của xứ khác nữa. nghe để yêu những chiến công hiển hách, yêu công sức của người nông dân, công nhân đang đổ mồ hôi trong các hệ thống quốc doanh. Nghe để yêu tất cả những gì XHCN yêu và ghét tất những gì CNXH ghét..Hồi đầu thì nghe cũng được vi mới, lạ. Những giai điệu nhạc nghe hùng hồn, rộn rã,cao vút thay cho những bài nhạc cũ buồn bã, ngọt ngào, êm ái. Tình yêu nam nữ trở thành loại xa xỉ. nếu có yêu thì yêu trên công, nông hay chiến trường. Tình yêu giai cấp, yêu tổ quốc XHCN, yêu lãnh tụ, yêu chính quyền thay cho tình yêu cá nhân. Yêu và biết ơn người dưng thay cho yêu người thân của mình..
Nghe đi nghe lại hoài cũng chán, dân tình ở không bèn mổ xẻ lời hay ý đẹp của nhạc rồi kiến cò. Có bài lời nhạc đại loại ca ngợi cô gái đi tải đạn ra chiến trường. Mấy anh Hai SaiGon nghe rồi rờ râu dưới càm xong phán:
-Hay thiệt! đạn đại bác nặng mấy chục ký một trái, đàn ông như mình vác trên vai đi trên đường nhựa cũng le lưỡi, sụm bà chè nói gì vác đi xuyên rừng, lội bưng, vượt núi băng đèo.. Vậy mà còn thương nó như đứa trẻ, vác cả ngày ở trên vai. Cha nội nầy chắc chưa bào giờ vác thử nên tưởng tượng vác đạn giống vác em lên giường á!
Phán xong cười hô hố, rồi mấy anh hát nhại:
-Chim kêu, chim kêu, chim kêu nghe buồn thấy mẹ chim kêu hoài chết mẹ nghe chim.
Không biết mấy anh muốn chết mẹ ai nhưng tội nghiệp con chim, đã là chim thì phải hót phải kêu. Chim không còn kêu không còn hót chỉ là con chim chết.,
Dân sài Gòn xếp hàng mua gạo theo tiêu chuẩn, không có gạo thì thay bằng bột mỳ, khoai sắn hay bo bo. Trong lúc chờ tới lượt mình, ngồi chốc ngóc lơ láo nhìn trời nghe bài “Đảng cho ta mùa Xuân” đang phát ầm trên mấy cái loa phát thanh của phường treo trên cột đèn đường cũng qua thời giờ.. Con nít cũng có nhạc riêng cho con nít, , ngủ mơ thì mơ gặp vĩ nhân chứ đừng mơ cái tầm thường nhưng khi hỏi mấy đứa nhỏ hôm qua mơ thấy gì? Tụi nó bảo mơ thấy được dắt đi Sở thú coi cọp, coi voi… và được ăn cà rem giải nhiệt chứ không mơ thấy gì nữa.
Âm nhạc là nghệ thuật, nghệ thuật làm rung động người nghe. Người nhạc sỹ viết nhạc đều hướng tới phục vụ nghệ thuật, từ cảm hứng của mình viết ra bài nhạc sao cho hay nhất đạt tính nghệ thuật cao. Có nhiều bài nhạc của những nhạc sỹ nỗi tiếng nhưng kén người nghe vì họ không phục vụ ai hết mà chỉ phục vụ cho nghệ thuật. Ngoài ra các nhạc sỹ có thể viết những bài nhạc phục vụ cho số đông người nghe để giải trí và cũng để họ kiếm tiền để nuôi nghẽ thuật. Âm nhạc thuần túy chỉ là vì nghệ thuật, chứ không phục vụ cho chính trị hay có chức năng tuyên truyền theo ý đồ của một nhóm người nào. Loại nhạc đó thì miển bàn, sẽ chết yểu, người thích nghe chắc không nhiều, bằng chứng là các bài nhạc đó ít người mua. Loài người tôn vinh nghệ thuật âm nhạc nên mới có những viện hàn lâm âm nhạc, học viện âm nhạc những nhạc sỹ tài năng mãi mãi được người ta tôn vinh và nhớ đến. Những bài nhạc của họ sáng tác luôn được người nghe nhạc yêu thích.
Thời đó mở tivi, hay radio lên dân ghiền nhạc chỉ nghe nhạc CM, vô nhà hát, các nhà văn hóa, đâu đâu cũng vẫn là nhạc như vậy, cùng thể loại, nội dung na ná như nhau, thấy chán ngắt, không thật, không sát với đời sống. Thành ra nhạc cũ dần sống lại cho dù bị cấm nhưng dân tình vẫn tìm cách nghe, lục lọi tìm kiếm chuyền tay nhau nghe. Bởi vậy Sài Gòn mới có cái chợ Huỳnh thúc Kháng chuyên bán những băng nhạc cũ dù bị cấm, lâu lâu bị chính quyền ruồng tịch thu nhưng chợ vẫn tồn tại và phát triển cho tới bây giờ. Bởi vậy cái hay luôn tồn tại trong lòng người cho dù người ta tìm cách bỏ với nhiều biện pháp chuyên chế cũng không bỏ được. Chỉ có thể thay thế cái hay cũ bằng cái hay hơn chứ đừng hòng thay cái hay bằng cái dỡ ẹt..

18 tháng 8, 2015

Góc Tù

Những ngày cuối tuần tôi thường hay đi làm thêm, kiếm chút thu nhập để bù đấp cho đồng lương ít òi. Làm cùng với tôi là anh chàng đồng nghiệp trẻ luôn phàn nàn về tiền tôi chia cho sau khi được mấy ông chủ trả công. Biết sao bây giờ? Đâu có cái vụ ăn đồng chia đủ ở đây được khi tôi là người tìm ra việc, còn anh là người tôi mướn. Nói dài dòng chẳn qua là với kẻ khó thì thêm đồng hay đồng đó, đời vốn đã bất công mà!

Loại người có kiến thức viết ra chưa đầy lá mít như bọn tôi thì không làm sao tìm được một công việc nhàn nhã ngồi trong phòng lạnh hái ra tiền được? Chổ tôi làm là những cái nhà xưởng nóng như phòng xông hơi của mấy điểm massage, tiếng máy chạy ồn như cái chợ. Quần áo lấm lem dầu mở cùng với cái mùi mồ hôi chua lè….tất cả tạo thành một khung cảnh khó mà diễn tả. Và khi thoát khỏi được ra nơi đó mới thấy mình thật thoãi mái làm sao!

Gần cuối buổi làm việc, hai đứa tôi thường đi ra ngoài kiếm chút gì ăn lót dạ và uống l ly cà phê để lấy lại sức, để bớt run tay, mờ mắt khi kết thúc công việc của mình. Khoản thời gian nầy tôi thường tranh thủ ngắm cảnh trời đất, phố phường cho tinh thần thanh thãn một chút. Hoàng hôn đang trôi về phía chân trời, màn nắng chiều vàng vọt mờ dần trong màn đêm từ từ buông xuống. Đường phố lần lượt lên đèn, trong cảnh nhá nhem phố xá như buồn đi, nhân ảnh nhạt nhoà, con người như ủ rủ chờ đợi điều gì. Lác đác vài người công nhân thơ thẩn đi chợ chiều ở cái chợ chồm hỗm gần đấy. Cái chợ chiều trông buồn như gã thất tình ngồi thẫn thờ trong một buổi chiều cuối thu. Chợ buồn nên hàng hoá cũng buồn, rau cải buồn héo hon trên mâm, cá nhỏ buồn hiu mắt trắng bệch èo uột kề bên. Cái chợ bán những món hàng có khi cho người khác không được cám ơn mà còn bị chửi . Người mua thì mặt mài phờ phạc không thấy nụ cười, buồn rầu cầm lên bỏ xuống để lựa món hàng mình cần. Hàng hoá rẻ tiền vậy mà vẫn có người càu nhàu đòi nợ, người lí nhí xin khất nợ.Trả giá ngược xuôi, cãi nhau vì cân thiếu, bần thần cân nhắc không biết mua món gì với số mặt hàng ít như lá mùa thu. Người mua, kẻ bán nhốt nhau ở khúc đường nầy. Với người bán vì đoạn đường nầy lầy lội nhất và không có ai sở hửu lòng lề đường nên họ mới đem hàng ra đây bán ít sợ bị rượt đuổi. Còn người mua cho dù có thêm mười cái siêu thị gần đây họ cũng không đi vì không tiền. Kẻ đứng người ngồi trên vũng lấy không ai quan tâm. Có lẽ: làm sao em biết cuộc sống buồn hơn?

Đôi khi hoà mình vào một nơi chốn đâu đó, thấy cuộc đời mình vẫn còn đẹp dù chỉ đẹp một chút xíu thôi. Cám cảnh người mà nhìn tới ta. Quà thật sau bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi! Nhìn người rồi nhìn lại đời mình chỉ thấy là một đám rong rêu. Già nua, quên lãng và rong rêu đang đồng hành với ta.
Người đồng nghiệp lên tiếng nhắc tôi vào làm tiếp, về với thực tại. Tôi nghỉ chắc không cần phải làm tiếp vì việc vốn đã làm xong rồi, sỡ dĩ phải làm đoạn cuối là chỉ để lấy lòng mấy ông chủ.Thôi không cần phải lấy lòng nữa chi cho thừa, tôi bảo anh ta vào thu dọn đồ nghề rồi về, hôm nào lên lấy tiền công sau. Trên đường về trời lại bắt đầu đổ cơn mưa, sao mà lạnh quá!

21 tháng 3, 2015

Vô Tình


Buổi tối, ông chủ nhà trọ đứng trước cửa nhà tiếp chuyện với cậu thanh niên thuê nhà trọ. Thường thì vợ chồng ông không mời người mướn nhà vào trong nhà, cần trao đổi thì qua nhà ông và nói chuyện dưới mái hiên mà thôi.

14 tháng 1, 2014

Năm Ngựa nói chuyện ngựa

Năm ngựa.
Tết giáp ngọ, Tết con ngựa mình tán chuyện ngựa cho vui. Hình như ở xứ mình trong chyện thường ngày khi nhắc tới ngựa là thường dính tới mấy nàng. Chẳng hạn như: khi một nàng nào trong xóm hôm nay tự nhiên ăn mặc model hoa hoè hoa sói hơn ngày thường là thế nào củng có người nói: con nhỏ nầy hôm nay " ngựa" dữ nha. Ngộ thiệt! Hay như cô nào đó lỡ chọc ghẹo làm mích lòng một bà chằn lửa nào đó là trước sau gì củng bị chửi: con đ.... Ngựa (sory tuy viết hơi bậy nhưng có thiệt mới nói) .

Còn với mấy ông trong xóm cây mít thì khỏi nói khi nhắc tới ngựa, thường thì họ rất khoái mấy nàng được gán vô chử "ngựa" . Lúc trà dư tửu hậu, mấy tay họp lại ngã ngớn bàn chuyện làm....nài ngựa. Không thì củng vui Tết bên bàn cờ cá ngựa hay ra trường đua Phú Thọ đua ngựa ăn tiền. Toàn là những chuyện không lành mạnh của đám phàm phu tục tử .

Con ngựa trong đời thường là một con vật có ích và gần gủi với con người . Ngày xưa ngựa cùng con người xông pha chiến trận, thồ vác vật dụng, cày bừa khi thiếu trâu bò. Ngựa còn là phương tiện đi lại trên đường bộ của con người . Còn thời nay thời của máy móc, ngựa vắng bóng trên đường, chỉ có ở các vùng tỉnh lẻ. Trong các thành phố lớn, ngựa chỉ có ở các khu du lịch, sở thú hay trường đua, trên các logo quảng bá...v...v...

Thịt ngựa ăn được, có vị thuốc có thể bồi bổ sức khỏe nhưng không được chuộng. Tuy vậy thịt ngựa rất hũu ích khi con người  nguy cấp về lương thực kể cả với đấng chí tôn như vua chúa. Lê Lợi trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, ba lần bị vây hãm trên núi Chí Linh không nhờ thịt ngựa thì ngài và các sỹ tốt chắc mệt nhiều vì đói.

Ngựa trong văn chương củng được đề cập nhiều, nào là "mã đáo thành công" ".....nhất ngôn phát xuất tứ mã nan truy" . Dân quyền quý, tướng lãnh khi cỡi củng phải lựa ngựa hợp với mình. Như ô Vân đạp tuyết, xích thố...v...v trong truyện Tam quốc . Bạch mã trong Tây du ký bên Tàu. Còn ở Xóm cây mít có "mùa thu trên đĩnh bạch mã sơn", có "....ngựa phi ngựa phi đường xa..." "Một mình một ngựa một khẩu súng trường " . Còn nhiều nữa. Còn ở Điện ảnh phương Tây, ngựa dính liền với anh chàng cao bồi miền viễn tây. Trong truyện Bố già của Mario Puzzo, có tay triệu phú trùm Hollywood mua con ngựa  được comment từ bên nước Áo xa xôi giá cả triệu đô la, chăm sóc còn hơn lo cho con của mình. Ông ta cứ ao ước sao có được một cái giống như của con ngựa yêu của mình thì đỡ biết mấy (?)

Bàn vài chuyện cho vui khi năm hết tết đến. Mong trong năm con ngựa người  người làm ăn khấm khá hơn năm cũ để dân xóm cây mít còn "ngựa" được. Đâu đâu củng thấy nụ cười, thấy hoa hồng.









28 tháng 12, 2013

TẾT SĂP ĐẾN RỒI BÀ CON



Chỉ còn hơn một tháng nửa là tới tết con ngựa rồi. Nghe tết đến là rầu, rầu nhưng lại mong chờ, lo lắng không biết năm nay có tiền ăn tết không? Dân nhà giàu thì đâu có lo, chỉ lo không biết hàng tết có đúng ý mình không? Còn dân nghèo như tôi thì lo không có tiền lì xì cho người thân, không tiền mua những món thiết yếu trong nhà ..etc...
Hàng hoá bắt đầu nhăm nhe tăng giá, dân buôn bán mài dao chờ sẳn chặt chém người sắm tết. Lên giá khỏi mua, vái trời nhiều người củng không mua để họ ăn cho hết. Mấy hôm trước đi họp,  nghe ông chủ tịch hội đồng quản trị công ty rên như sấm. Ông nầy có bài ca than Quảng Ninh năm nào cứ đến hẹn lại lên tới cuối năm là than thở làm ăn ngày càng khó khăn, bán hàng lỗ lả. Rồi than van không biết lấy tiền đâu thưởng cho công nhân? Sorry! làm không được thì nghỉ phức đi cho người khác làm, cứ kêu ca như gái đĩ than lúc đốt phong long nghe mà phát chán. Công nhân làm như trâu, cày quần quật cả năm trông vô chút tiền thưởng để về lo cho gia đình, mua vé xe về thăm quê xanh cả mặt mài. Chứ có sung sướng dư giả gì đâu?
Nhìn đoá hoa mai nở sớm rung rung khoe sắc vàng trong buổi sớm mai se lạnh, lòng chợt bồi hồi. Dù thế nào thì ta vẩn yêu mùa Xuân, yêu tết, yêu cái không gian ám áp của ngày ba mươi tết đón ông bà. Nhìn những nụ cười của trẻ thơ sao mà rạng rở, sáng ngời khi được mặc bồ đồ mới với bao lì xì đỏ trong tay. Mong chờ một cái tết an lành sẽ đến.

15 tháng 12, 2013

Ông già Noel

Giáng Sinh gần kề
Hai tuần trước Lễ Giáng sinh, phố đã được trang hoàng đồ vật trang trí cho mùa lễ giáng sinh.Những cây thông kết đèn màu chớp tắt vui mắt, những ông già Noel râu trắng xóa nổi bật trên bộ quần áo màu đỏ truyền thống đứng cười toe toét trước cửa hàng. Những gói quà tặng rực rở thắt  dây nơ trông rất bắt mắt treo lơ lửng trên cây thông thu hút bọn nhóc đi đường.
Giáng Sinh của ngày xưa
Ngày xưa, hồi còn thanh niên tôi rất thích ngày Giáng sinh, đêm 24 tháng 12 hòa mình vào dòng người  đi lông bông trên  phố nghe cái lạnh thấm vào da, trong tiếng nhạc vui nhộn réo rắc của các bài thánh ca. Rồi ghé vào quán cóc bên đường ăn một chút gì, uống một ly cafe vui đùa tán gẫu với bạn bè. Đi thâu đem suốt sáng mà không hề biết mệt. Rồi tới lúc biết yêu, yêu một nàng. Đêm Noel cùng nàng tay trong tay dung dăng dung dẽ dắt nàng đi chơi, nghe nàng thủ thỉ, tiếng nàng cười thánh thót như tiếng chuông ngân.Tạ ơn trên đã mang nàng đến cho con.
Rồi mùa Noel sau nàng bỏ tôi sang sông. Noel năm dó lòng tôi là một đống hoang tàn, một mình lang thang giửa dòng người vui vẻ sao chỉ thấy cô đơn trống vắng và buồn kinh khủng, ngỡ rằng Noel đã chết trong tôi từ đây. Nhưng rồi Noel năm sau nữa, tôi có một người con gái khác và người không chịu rời xa tôi nên thành vợ tôi tới bây giờ nên Noel vẩn còn ở lại trong tôi tới giờ.
Nhưng mùa Noel sau sau nữa, có nhân vật  thứ ba chen vào giửa hai chúng tôi đó là thằng con trai tôi. Khi nó bắt đầu biết nói, biết đi. Chúng tôi đèo nó đi chơi vào đêm Giáng sinh và tôi thủ thỉ kể cho con nghe ý nghĩa của ngày Giáng sinh. Kể về chuyện ông già Noel sẽ đi phát quà cho trẻ em trong đêm Noel. Con trai tôi tròn mắt nghe và nó hỏi tôi rằng liệu nó có được nhận quà của ông già Noel không? Tôi trả lời dĩ nhiên là được chỉ cần con ngoan biết vâng lời cha mẹ thôi. Từ đấy hằng năm vào ngày Noel nó thì thầm với tôi món quà nó muốn xin ông già Noel. Đến khi đi học biết viết, nó viết thư gởi tới ông già Noel và ghi tên món quà nó thích. Quà chỉ là một chiếc xe hơi đồ chơi nhỏ xíu, một thằng hình siêu nhân bằng nhựa hay một bịch kẹo sô cô la..v...v...Tôi thật vui khi đọc những hàng chử viết nguệch ngoạc thơ ngây trên trang giấy học trò và thật sung sướng khi ngày mai đi làm về nó đón tôi trong tiếng reo vui khoe món quà được ông già Noel tặng đêm qua trong lúc nó đang ngủ.
 
 Được vài năm, tới lúc nó chín tuổi, gần ngày Noel nó và thằng em bà con chú bác tranh cãi nhau về chuyện ông già Noel có thật hay không? Thằng em tuy vai nhỏ nhưng lớn hơn nó 7 tuổi, đã cười hăng hắc và bảo với con tôi là không có ông già Noel và người tặng quà cho nó chính là tôi. Tối hôm đó như thường lệ hằng năm tôi hỏi nó rằng năm nay con xin ông già Noel quà gì? Thằng con tôi ngước mắt nhìn với ánh mắt như dò hỏi như bâng khuâng rồi nó trả lời là không xin gì hết. Từ đó không còn chuyện quà của ông già Noel, biết rằng trước sau gì đứa bé củng sẽ biết rằng ông già Noel là không có thật nhưng tôi luôn mong mõi rằng điều người lớn gạt trẻ con là ông già Noel có thật kéo dài càng lâu càng tốt. Thật đáng tiếc!

Nhớ lại có một lần vào năm nào mà tôi không nhớ rõ, đọc trong tờ báo đưa tin một giáo viên dạy lớp một bên Anh quốc đã làm rơi nước mắt của mấy chục đứa học trò của ông vì ông ta đã nói cho chúng biết là ông già Noel chỉ là chuyện người lớn bịa ra. Báo hại phụ huynh của mấy đứa nhỏ phải mất bao công sức vỗ về thuyết phục rằng thầy giáo của con nhầm lẩn. Hình như ông thầy đó bị nhà trường kỹ luật, củng đáng đời ông ta. Có những chuyện đâu cần phải trung thực! Còn ở Việt Nam, mới ngày hôm qua trong một chương trình truyền hình trực tiếp buổi ca nhạc mừng Giáng sinh, anh chàng MC ăn mặc lịch sự, đeo kiếng nhìn rất trí thức, bô bô nói trước hằng triệu khán giả trong đó có không ít khán giả nhí rằng ông già Noel đâu có thật. Còn dẫn chứng rằng những nhà khoa học tính rằng trong đêm Noel để phát quà cho hằng trăm triệu trẻ em trên thế giới  ông ta cần phải đi trong một giây tới 6.000 gia đình mới phát hết quà cho trẻ em trong đêm Noel. Nghe xong tôi thấy có cái gì không ổn, có cần phải phô lên cái kiến thức uyên bác của mình trong trường hợp nầy không?

Thật lòng từ hồi nao cho tới tận bây giờ tôi luôn tin rằng có ông già Noel. Vì trong những ngày lạnh cuối năm vẫn có những con người đầy nhiệt huyết đi vận động xin từng đồng bạc, từng món đồ chơi, từng bộ quần áo cũ đem về đóng thành quà và toả ra khắp các hang cùn, hẽm cụt phân phát cho những trẻ em nghèo khó. Có những ông bà già Noel, trẻ có già có rão bước trên đường phố trong đêm đông giá lạnh mang cho những người nghèo vô gia cư, cơ nhỡ từng suất ăn đạm bạc nhằm góp tí lửa sưởi ấm cho người nghèo. Vì vậy tôi luôn tin rằng có ông già Noel, lòng nhân ái luôn tồn tại trong con người giửa cuộc đời đầy những xô bồ, xô bộn.

Một mùa Noel lại về, cái hào nhoáng, đẹp đẻ của những vật trang trí mừng ngày Giáng sinh đan xen với cái mảng màu xám tối của con người luôn luôn là vậy. Mong rằng mọi người đều có một mùa Giáng Sinh an lành.






2 tháng 12, 2013

NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG




Nỗi nhớ mùa Đông, lâu lâu mượn tạm mùa Đông của bạn bè phương xa về làm mùa Đông của mình để bớt đi cái nóng Sài Gòn. Đôi khi vào những ngày cuối năm tiết trời hơi se lạnh từ khuya về sáng. Cái se lạnh đó cộng với những tờ lịch đang từ từ được gỡ bỏ gần hết làm con người rảnh việc như tôi thấy bâng khuâng và có cảm giác lạnh giá như mùa Đông đang về thiệt sự.


Trong các nỗi nhớ của mùa Đông, ta có nỗi nhớ bạn bè. Gia đình thì ở sát bên ta còn bạn bè thì người ở xa kẻ ở gần. Có người một năm chưa được gặp một lần, thậm chí nhiều năm cũng chưa gặp. Có người không xa lắm nhưng một năm gặp chưa quá hai lần. Đôi khi đi qua quán cafe quen thuộc, ngôi nhà nơi gặp gỡ mà chạnh lòng. Cảnh cũ còn đây người xưa thì không có, giờ có nhớ, mong gặp mặt uống ly cafe sao mà khó như lên mặt trăng vậy.



Ngồi một mình trong quán nhớ về những kỷ niệm, mới chợt nhận ra rằng mình đã bỏ phí bao nhiêu là tình cảm quý báu. Ngày trước, sao mình không có thêm một lời thăm hỏi, một chút ân cần, một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười thân thiết với bạn bè khi mà mình còn có thể? Lỡ mà không còn có dịp nữa thì sao?
Những lúc cô đơn ngồi bên ly cafe trong cái se lạnh của những ngày cuối năm tôi mới thấy thời gian quả là quý báu. Có bao giờ đồng hồ quay ngược đâu? Dòng đời vẫn cứ trôi có bao giờ dừng lại chờ ai? Những gì đã mất liệu có tìm lại được không? Nên tôi tự nhủ với lòng rằng đừng để mất gì hết.
Hôm nay thất nghiệp nằm chèo queo ở nhà, lên mạng tình cờ thấy có đoạn video clip trong đó toàn là người quen nên lấy về đưa lên, bà con ai quan tâm thì vào coi. Thấy mình có nhớ ai không, ai có nhớ mình không?