,Địa phương nơi tôi ở xưa gọi là xã, giờ gọi là phường. Ngày xưa người dân ở đó thường gọi xã mình là làng, làng PB.
Tôi vẫn thích gọi là làng hơn, gọi như vậy nghe nó gần gũi với mình. Hồi xưa đó làng tôi được bao bọc quanh bởi các cánh đồng lúa, một con đường độc đạo nối làng tôi ra tới xa lộ HN. Phương tiện công cộng đưa người, vật ra tới xa lộ là một bến xe Lambro. Những chiếc xe nhỏ nổ inh tai phun khói mịt mù có thể nhồi nhét tới 12 người vào trong cùng với hàng hóa chất trên mui.
Tôi vẫn thích gọi là làng hơn, gọi như vậy nghe nó gần gũi với mình. Hồi xưa đó làng tôi được bao bọc quanh bởi các cánh đồng lúa, một con đường độc đạo nối làng tôi ra tới xa lộ HN. Phương tiện công cộng đưa người, vật ra tới xa lộ là một bến xe Lambro. Những chiếc xe nhỏ nổ inh tai phun khói mịt mù có thể nhồi nhét tới 12 người vào trong cùng với hàng hóa chất trên mui.
Cách khoảng hơn 500m vế phía cuối làng là con sông mà vào mùa nắng nước thật là trong xanh. Con sông mang về những luồng gió mát vào những ngày oi bức và nó là nguồn cảm hứng của lủ học trò chúng tôi khi viết văn trong giờ học Văn. Con sông của mơ mộng thời niên thiếu, nơi vui đùa khi rảnh rỗi và cả tìm kiếm miếng ăn khi khó khăn. Tôi cùng lủ bạn thường hay bơi lội chơi trò đánh trận trên sông mà vũ khí là những nắm bùn non. Thỉnh thoảng chúng tôi đợi khi nước cạn, hai bên bờ trơ sình có mùi hăng hắc cùng với bầy cá thòi lòi nhẩy loi choi kêu rào rào trên mặt bùn là cả đám len lỏi vào trong hàng dừa nước tìm kiếm cá bóng trong các bọng dừa. Có cả rắn nước, con Ba khía....
Tôi và lủ bạn qua thời niên thiếu với con sông đầy kỷ niệm, cả việc suýt chết vì mải mê vui đùa với nó. Một lần cả bọn bơi lội dưới sông mà trời đang mưa tầm tã, mải mê mà quên luôn cái lạnh. Một đứa bạn bị vọp bẻ giửa dòng sông, nó chới với lặn hụp rồi la kêu cứu nhưng chúng tôi lại không nghe thấy vì trời mưa rất lớn. Một lúc sao may mà có đứa phát hiện không thấy nó đâu, cả bọn hết hồn lặn mò tìm kiếm và túm được tóc cu cậu lôi lên khi nó đang bắt đầu chìm. Đưa hắn lên bờ xốc nước rồi hô hấp nhân tạo, ủ ấm...Ơn trời Phật nó tỉnh lại và đấy là một trong những kỷ niệm khó quên của chúng tôi, cho tới vài chục năm sau khi họp mặt cũng có người lôi ra kể lại làm chuyện cười.
Thằng bạn suýt chết đuối chơi với tôi thân nhất, sau cái lần chết hụt đó tự nhiên nó học rất giỏi, không biết vì sao? Nó vốn là đứa rất thông minh chỉ cái là nhà rất nghèo, mặc dù cả bọn nhà đứa nào củng nghèo nhưng nó nghèo nhất. Nó tên H và có biệt hiệu là H cà rem vì từ lâu lắm rồi cho đến khi học xong trung học ngoài giờ học và buổi tối ra, thời gian còn lại phần nhiều H phải đi bán cà rem. Những cây kem được bỏ trong thùng mút xốp, chở bằng chiếc xe đạp cũ mèm, bên trái ghi đông xe là cái chuông bằng đồng kêu leng keng. Điểm bán của nó là các trường tiểu học, chợ, các hang cùng ngỏ hẻm lân cận làng tôi. Đôi khi tôi được H chiêu đãi miễn phí cây kem chảy chèm nhẹp gần phân nửa vì ế.
Học xong Trung học tôi thi rớt Đại học, đậu vào một trường cao đẳng nghề còn nó đậu vào trường Đại học Y Khoa với điểm rất cao. Đậu nhưng không được đi học vì không tiền, ba nó bảo học chi cho nhiều học nhiều củng nghèo ( vì thời đó mấy ông bác sỹ, kỹ sư kiếm tiền còn thua ông tài xế) Ở nhà kiếm việc làm phụ cha mẹ nuôi mấy đứa em còn hơn. Đó chỉ là lý do để có nhưng cốt là nghèo quá nên không cho nó học tiếp thôi. Chúng tôi biết rằng H rất buồn và cả bọn rất ư là ngưởng mộ thằng bạn tài cao nhưng mạt vận của mình. Tôi học được hai năm cao đẳng thì đùng cái nghe tin nó chuẩn bị lấy vợ. Một tin thật là sốc với chúng tôi, còn nhỏ xíu đã vậy ăn còn lo chưa nổi mà giờ cưới vợ? Cưới vợ rồi sinh con chắc vợ chồng có mà đi ăn mày chứ sao mà sống? Nhưng sự việc lại không như bọn tôi nghĩ, với một cái đầu thông minh tất nhiên có sự tính toán hơn những cái đầu đất bọn tôi. Cùng với tầm nhìn xa của ông bà nhạc tương lai, có lẽ ông bà biết nhân tài trong lá ủ chỉ vì chưa gặp thời nên còn chịu khuất mình chốn tối tăm chăng? Ông bà nhạc tương lai bạn tôi quyết định gã cô con gái rượu của mình cho thằng bạn kiết xác của tôi.
Hai vợ chồng bằng tuổi, gia đình vợ có vẻ cũng khá giả vì thế khi lấy nhau về nó ở bên vợ và cô vợ ở nhà nội trợ nuôi chồng tiếp tục ăn học chắc bằng tiền của cha mẹ mình. Thế là nó tiếp tục thực hiện được mơ ước thành Bác Sỹ của mình, con đường nó đi rất ư là danh chính ngôn thuận. Tới khi nó tốt nghiệp và vào làm ở một bệnh viện lớn, hai vợ chồng mới có đứa con đầu tiên. Những khi gặp nhau tôi và nó không bao giờ bàn tới việc vì sao nó lập gia đình sớm, bạn bè tự hiểu nhau là được rồi. Từ đó H bắt đầu sự nghiệp của mình, chân trong là Bác Sỹ nhà nước chân ngoài mở Pharmacine kinh doanh thuốc tây. Năm bảy năm sau nó mướn người lo mấy hiệu thuốc tây còn mình mở thêm phòng mạch ngoài giờ. Bắt đầu có vốn hắn nhẩy qua ĩỉnh vực bất động sản giờ thì nó giàu vô kể. Bên mình bên vợ đều nhờ nó tạo dựng cơ ngơi hết, quả thật ông bà già vợ hắn là người biết nhìn xa trông rộng nhưng cái chính là con người nó rất ư là thông minh và nhạy bén biết chợp thời cơ để thực hiện ước mơ của mình.
Giàu nhưng nó không bao giờ quên bạn bè, quên dĩ vảng. Không ít bạn cũ ít nhiều nhờ vả nó khi khó khăn và không bao giờ bị từ chối. Thỉnh thoảng hai đứa tôi gặp nhau bù khú, nó chỉ nhậu nhẹt khi cần thiết và với bạn bè thì nó chỉ nhậu với tôi xả giàn. Nó thường hỏi tôi tình hình làm ăn ra làm sao, đôi khi nó bảo có khó khăn gì phôn một tiếng cho biết chứ đừng giấu, những lúc đó nghe xong là tôi nổi quạu: "Sao mầy cứ trù tao tàn mạt để mượn tiền hoài vậy?". Thỉnh thoảng tôi ghé thăm nó vào buổi tối trước là thăm sau là nhờ ông bạn khám dùm vài cái bệnh nho nhỏ như ho hen. Tôi vẫn thường gặp nó cho vài người khách đến khám bệnh xin ghi nợ sau khi khám xong và nhận thuốc. Khi vào bàn ăn ở trong nhà trước khi cả hai nâng ly, nó lôi từ trong tủ ra cái chuông đồng ngày xửa ngày xưa rung lên vài hồi trước mặt và nói đùa với tôi: "chuông nguyện hồn ai đây?". Hắn rất bận bịu công việc nhưng không biết vì sao bạn bè có khó khăn gì ai bệnh đau sắp chết nó đều biết trước tôi. Nó thường thông báo cho tôi biết những chuyện như trên và kêu tôi cùng đi thăm viếng. Có lần không biết vì sao, nó lại hỏi tôi :"mầy có hay làm việc từ thiện không?" Tôi chưng hửng và trả lời:" mầy giàu thì cứ làm việc thiện, còn tao chạy ăn từng bửa tiền đâu mà thiện với ác?" Sau nầy tôi mới biết lần đó nó tính rủ tôi đi thăm mấy cô nhi viện, khi nghe tôi trả lời, nó im luôn và hai vợ chồng lẵng lặng đi một mình.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh, cơ hội khác nhau, cách nắm bắt cơ hội không ai giống ai. Cả cách đối nhân xử thế cũng vậy, có kẻ tham phú phụ bần, có kẻ có mới nới cũ, có người khi giàu sang quên đi thưở hàn vi. Tôi viết bài nầy là vì bạn tôi người mà tôi đã học hỏi ở nó rất nhiều và cũng là vì ngày 27 tháng 2 vừa qua. Nếu người như nó có thật nhiều trong đời thường thì xã hội mình hay biết bao nhiêu!?
BQ - 01/3/2009
CÁC PHẢN HỒI
Trả lờiXóa1/Sáng chủ nhật đọc một bài dài hơi của BQ, nói về một tình bạn vẫn còn nguyên vẹn từ hồi xửa hồi xưa cho tới tận giờ. Cũng có những tình bạn như vậy nhưng không nhiều trên cỏi trần ai nầy BQ ạ. Bang chủ có hàng vạn người bạn, bạn không tính tuổi tác cũng có, bạn của ox thì vô số, bạn quen ở nhiều nơi. Nhưng sao bang chủ vẫn quý cái tình bạn thời đi học hơn hơn hết BQ ạ. Bạn không là người Tân Châu, nhưng sao bang chủ có cảm giác bạn là người cùng xứ . Bởi qua giọng văn giản dị mộc mạc gần gủi của bạn giống người của miền sông nước An giang. Đọc bài của bạn bang chủ lục lọi trong não xem bang chủ đã có người bạn nào giống như người bạn bác sỉ của bạn không
Nếu nói về bạn của bang chủ (quen qua ox) thì rất nhiều người giàu có, bạn bèn nầy chơi với bang chủ vì tính chất công việc với ox nên bang chủ cho là bạn nhất thời . Nên bang chủ chơi xả giao thân thiện có chừng mực thôi, không nêm thêm gia vị yêu thương vào tình bạn nầy. Còn một tình bạn bang chủ quen ở câu lạc bộ TDTM thì có thể coi nó là bạn để tám chuyện trên trời dưới đất rồi ai về nhà nấy. Bạn nầy bang chủ ví như viên thuốc "cười" vì mỗi lần gặp nhau là vô số chuyện kể nhau nghe cười như điên (toàn nói xấu mấy ông) .
Có một tình bạn mà hai vợ chồng cùng quen rất thú vị. Đó là bạn ở công viên Tao Đàn. Hàng ngày đi bộ cùng một nơi, nghỉ ở ghế đá cùng lúc gặp hoài rồi thành bạn với nhau. Tình bạn nầy bang chủ cho là thoải mái nhất. Không cần biết ai làm nghề gì nhà ở đâu.
Rồi một tình bạn với những người làm việc như ox thì ...ôi thôi chán phèo! gặp nhau phải giữ kẻ, nói năng phải giữ ý...Nhưng mà bang chủ cũng thích, bởi bang chủ khoái được nghe câu nói quen thuộc mỗi khi găp- Chào phu nhân .Ngoài ra còn nhiều tình bạn linh tinh không đáng kể.
Tóm lại chỉ cái tình bạn thuở hoc trò là bang chủ nêm gia vị nhiều nhất mà thôi. Thiếu vị gì nêm thêm vị đó! Nhưng đôi khi cái khẩu vị của phái Cái bang nó khác người ta nên cũng bị tổ trác hoài đó BQ.
Trong mối quan hệ con người với nhau tính luôn cả bạn bè thân đôi khi có những va chạm nhỏ trong tiếp xúc, là chuyện ai cũng ít nhất một lần vấp phải. Bang chủ thì rất giỏi "lơ" đi mấy cái chuyện giắt dây rối rắm mỗi khi gặp phải. Trong cái "nhóm to" của các cô nữ sinh Tân Châu có cái "nhóm nhỏ". Trong cái nhóm nhỏ vừa gặp lại cái nhóm nhỏ khác . Trong hai cái nhóm nhỏ xảy ra "chuyện to". Chuyện to nếu như lờ đi thì sẻ "hóa nhỏ" Bang chủ nghỉ có như vậy mới giữ được tình bạn song hành với thời gian. Bang chủ viết "to nhỏ" là nhại theo bài thơ của bạn Tân Châu đó! đã lâu rùi không thấy bạn ấy nhỉ ? "Túm" lại Bang chủ có rất nhiều bạn, mà người bạn nối khố "giống y" như BQ có thì ... chưa có đâu hay là bang chủ chưa gặp hay sao đó! (trong đám bạn đồng lứa của bang chủ ai cũng đều "thung thướng" hết mà). Hẹn gặp lại BQ trong bài viết sau nhé!
THANH THẢO
2/Đa tạ "Bang chủ" đã hạ cố viếng thăm bài viết lăng quăng của tại hạ! Nghiền ngẩm lời phủ dụ của "Bang chủ" kẻ hèn nầy tự nhiên chóng mặt. Hic hic! Trong cái "nhóm to" có "nhóm nhỏ", rùi trong cái "nhóm nhỏ" gặp nhóm nhỏ khác. Mà hai nhóm nầy tuy nhỏ nhưng chuyện thì không nhỏ. Theo thiển ý của tại hạ thì "bang chủ" có cách hành xử rất ư là phải đạo là "lờ", nhờ "lờ" đi nên biến chuyển tình thế từ "đại sự" ra "tiểu sự" Nhờ vậy mà "bang chủ" vẩn còn được tình bằng hửu. Tại hạ xin bái phục cách đối nhân xử thế của "bang chủ" Xin thọ giáo quý Bang chiêu nầy, có thể đặt tên cho Chiêu "lờ" nầy chăng? "tụ thủ làm lơ" khi có ai gây sự, được hay chăng "Bang chủ"? Mong tái ngộ "bang chủ" ở bài viết sau.
*Hi hi! lâu lâu vui vui xả xì trét một chút, chứ không dám đụng chạm chọc ghẹo ai, có gì BQ tôi xin cáo lổi, cáo lổi trước.
BQ