12 tháng 2, 2011

Ngày cuối tuần

Gần nửa tháng nay không việc thì tôi làm sao ra báo cáo công việc đã làm và dự trù cho tuần sau? Không gì buồn bằng vào công ty lau chùi máy móc rồi cho chúng trùm mền nghỉ ngơi.

Ở Mỹ hay những quốc gia giàu có, hệ thống an sinh xã hội có lẽ tốt. Khi kinh tế suy thoái có thể người lao động bớt đi du lịch, bớt tiêu xài hoang phí... chứ chắc không đến nỗi đói. Việt Nam thì khác xa, người lao động lúc đang làm cho dù có nhiều việc lãnh lương đủ vẫn không trang trải nổi các chi phí tối thiểu cho cuộc sống hằng ngày. Công nhân trong công ty tôi tính ra lương bình quân 3 triệu một tháng. Ở đất Sài Gòn nầy bấy nhiêu đó làm sao cho đủ? Khéo lắm mới không nợ nần, còn gặp chuyện phải chi các khoản ngoài dự kiến thì mắc nợ như chơi. Như vậy còn chật vật nói gì đến ngồi chơi xơi nước?

Khu phố tôi ở phần đông là dân lao động, công chức. Có vài nhà dành dụm tiền xây vài phòng trọ cho công nhân nhập cư mướn để ở. Chỉ cần quan sát một chút động thái của các vị công nhân nhập cư qua việc chợ búa của họ là ta có thể biết tình trạng lương bổng của họ ra sao liền. Mấy ngày nay đã nghe chủ nhà to tiếng với người ở trọ vì họ xin khất nợ tiền nhà hay tiền điện nước.

Trở lại với việc công ty, tôi đã có vài bảng dự toán vật tư cho một số công việc sắp tới. Vài bảng tiến độ thời gian thực hiện cho những công việc đó, cùng với một số bảng vẽ chi tiết cần phải thực hiện,....Nhưng tất cả đều được sếp cất vào tủ và ngồi chờ duyệt. Trước đó chưa kịp gởi lên là bị sạt te tua như cái mền rách. Ngay sếp CTHĐQT cũng phải bay ra Hà Nội vận động hành lang các công ty cùng tập đoàn mua dùm sảm phẩm của công ty cho qua cơn ngặt nghèo nầy. 

Hôm qua nghe giá xăng giảm thêm 1 ngàn đồng một lít nhưng sao không thấy vui. Vì cứ như đà nầy phải cất xe máy mà đi làm bằng xe đạp chứ tiền đâu đổ xăng? Từ ngày đi làm tới giờ tôi biết được suy thoái kinh tế lần nầy là lần thứ hai. Lần trước là khoảng năm 1999-2000, lúc đó có vài ngân hàng nào ở châu Á bị sụp đổ mà thế giới gọi là cơn bảo tài chính gì gì đó. Lúc đó công ty cũng sính vính, phải sau gần 3 năm mới hồi phục lại sản xuất như trước đó. Phát triển vài năm giờ thì lại đối mặt tiếp với nó, không biết lần nầy bao giờ mới sáng sủa?
BQ -15/11/2008
CÁC PHẢN HỒI
1/Bên Mỹ, cuối tuần phải làm báo cáo công việc đã làm xong, dự trù công việc tuần sau. Có khi dự trù tháng sau. Khi nhân viên ngủ gục thì xếp bị phạt. Nhân viên đi đứt.
Cho nhân viên về sớm thì chưa nghe nói.

KinhVinhAn

2/-Cuối tuần bên nầy còn bận hơn đầu tuần, nào là báo cáo, nào là tổng kết chi phí trong tuần, nào là kế hoạch cho tuần tới...
-Cuối tuần mà nhằm cuối tháng còn chết lớn, tổng kết hành tháng, báo cáo hàng tháng, kế hoạch cho tháng tới,...
-Chưa kể cuối năm, nhiều khi mãi đến nửa đêm mới ra khỏi văn phòng.
Ông bạn binhquan chắc đang bắt đầu ghi nhận tình trạng kinh tế suy thoái đang lan dần sang VN. Bên Mỹ nầy NGV đã thấy từ cả năm nay, hãng của NGV hồi đầu năm đã cho gần 1/3 nhân viên về hưu non mà không có trợ cấp, một cách nói hoa mỹ của từ 
"bị đuổi việc". Xứ Cờ Hoa nầy là môi trường tiêu thụ khổng lồ hàng sản xuất từ Á Châu cho nên khi kinh tế Mỹ suy thoái sẽ kéo theo những quốc gia có liên hệ kinh tế với nó, nhất là ông bạn Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu tính theo chu kỳ suy thoái kinh tế (market self correction cycle) thì đây là một sự kiện bình thường mà mọi người đã từng theo dỏi không ngạc nhiên lắm. Sớm muộn gì thì nó cũng phải xảy ra mà thôi. Nhưng nếu các bạn phân tích sâu xa hơn, từ thời La mã thì mỗi một vùng sẽ thay phiên nhau hưỡng lợi từ phát triển kinh tế để trở thành vùng phồn vinh ít nhất cũng vài trăm năm. Chu kỳ thay đổi từ La Mã sang Trung Đông, Trung Quốc, Bắc Mỹ. Nhiều nhà tiên đoán đã cho biết vùng phát triển sắp tới là Đông Nam Á gồm mưới nước trong đó có Việt Nam, Korea, Malaysia, Thái Lan, Cambodia, Singapore, Philipine, Taiwan, Japan, Indonesia. Hãy hi vọng đây là sự thật.
TCB
3/Gần nửa tháng nay không việc thì tôi làm sao ra báo cáo công việc đã làm và dự trù cho tuần sau? Không gì buồn bằng vào công ty lau chùi máy móc rồi cho chúng trùm mền nghỉ ngơi.
Ở Mỹ hay những quốc gia giàu có, hệ thống an sinh xã hội có lẽ tốt. Khi kinh tế suy thoái có thể người lao động bớt đi du lịch, bớt tiêu xài hoang phí... chứ chắc không đến nổi đói. Việt Nam thì khác xa, người lao động lúc đang làm cho dù có nhiều việc lãnh lương đủ vẫn không trang trải nổi các chi phí tối thiểu cho cuộc sống hằng ngày. Công nhân trong công ty tôi tính ra lương bình quân 3 triệu một tháng. Ở đất Sài Gòn nầy bấy nhiêu đó làm sao cho đủ? Khéo lắm mới không nợ nần, còn gặp chuyện phải chi các khoản ngoài dự kiến thì mắc nợ như chơi. Như vậy còn chật vật nói gì đến ngồi chơi xơi nước?
Khu phố tôi ở phần đông là dân lao động, công chức. Có vài nhà dành dụm tiền xây vài phòng trọ cho công nhân nhập cư mướn để ở. Chỉ cần quan sát một chút động thái của các vị công nhân nhập cư qua việc chợ búa của họ là ta có thể biết tình trạng lương bổng của họ ra sao liền. Mấy ngày nay đã nghe chủ nhà to tiếng với người ở trọ vì họ xin khất nợ tiền nhà hay tiền điện nước.
Trở lại với việc công ty, tôi đã có vài bảng dự toán vật tư cho một số công việc sắp tới. Vài bảng tiến độ thời gian thực hiện cho những công việc đó, cùng với một số bảng vẽ chi tiết cần phải thực hiện....Nhưng tất cả đều được sếp cất vào tủ và ngồi chờ duyệt. Trước đó chưa kịp gởi lên là bị sạt te tua như cái mền rách. Ngay sếp CTHĐQT cũng phải bay ra Hà Nội vận động hành lang các công ty cùng tập đoàn mua dùm sảm phẩm của công ty cho qua cơn ngặt nghèo nầy. 
Hôm qua nghe giá xăng giảm thêm 1 ngàn đồng một lít nhưng sao không thấy vui. Vì cứ như đà nầy phải cất xe máy mà đi làm bằng xe đạp chứ tiền đâu đổ xăng? Từ ngày đi làm tới giờ tôi biết được suy thoái kinh tế lần nầy là lần thứ hai. Lần trước là khoảng năm 1999-2000, lúc đó có vài ngân hàng nào ở châu Á bị sụp đổ mà thế giới gọi là cơn bảo tài chính gì gì đó. Lúc đó công ty cũng sính vính, phải sau gần 3 năm mới hồi phục lại sản xuất như trước đó. Phát triển vài năm giờ thì lại đối mặt tiếp với nó, không biết lần nầy bao giờ mới sáng sủa?
BQ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét