Đôi khi ta gặp những việc bực mình, bực mình mà không làm gì được phải ngậm tăm hay giương mắt nhìn. Mấy ngày qua tôi đã gặp phải những việc như vầy.
Một buổi sáng, bụng đói cồn cào vội vào quán kiếm tô bún bò, vừa yên vị chờ bún đến với mình bất chợt gặp một ông khách. Ông khách ào vô quán mang theo cả tiếng ồn ào, giọng ông ta nói rổn rảng om sòm. Nói mà không cần biết đang làm phiền lỗ tai thực khách trong quán, vừa nói vừa đứng sát quầy hàng, hai bàn tay to bè của ông ta thò hẳn vào trong thau đựng thịt giò heo mà bóc lựa từng cục thịt . Cầm cục giò lên xăm soi bỏ xuống rồi bóc cục khác, cứ như vậy ông ta lựa gần hết thau thịt.Cuối cùng lựa ra được một cục giò nạc ưng ý kêu bà bán bún nấu cho mình và tha cho những miếng thịt còn lại, Bà chủ quán bán cho ông ta tô bún với khuôn mặt nhăn nhó nhưng không dám nói thành lời, ông khách thì không quan tâm đến bà ta, ông chỉ quan tâm đến tô bún mà thôi. Ông ta luôn nhắc nhở bà chủ cho thêm nước lèo, thêm đầu hành và chê dĩa rau sống sao mà ít quá (?).
Một buổi sáng, bụng đói cồn cào vội vào quán kiếm tô bún bò, vừa yên vị chờ bún đến với mình bất chợt gặp một ông khách. Ông khách ào vô quán mang theo cả tiếng ồn ào, giọng ông ta nói rổn rảng om sòm. Nói mà không cần biết đang làm phiền lỗ tai thực khách trong quán, vừa nói vừa đứng sát quầy hàng, hai bàn tay to bè của ông ta thò hẳn vào trong thau đựng thịt giò heo mà bóc lựa từng cục thịt . Cầm cục giò lên xăm soi bỏ xuống rồi bóc cục khác, cứ như vậy ông ta lựa gần hết thau thịt.Cuối cùng lựa ra được một cục giò nạc ưng ý kêu bà bán bún nấu cho mình và tha cho những miếng thịt còn lại, Bà chủ quán bán cho ông ta tô bún với khuôn mặt nhăn nhó nhưng không dám nói thành lời, ông khách thì không quan tâm đến bà ta, ông chỉ quan tâm đến tô bún mà thôi. Ông ta luôn nhắc nhở bà chủ cho thêm nước lèo, thêm đầu hành và chê dĩa rau sống sao mà ít quá (?).
Tôi ngồi nhìn mà lòng bất chợt bực dọc, sao lại có người không biết gì đến vệ sinh, lịch sự gì hết? Nếu như muốn ăn miếng thịt ngon thì kêu chủ quán lựa, không ưng ý thì đổi lại chứ ai mà vọc cả hai bàn tay trần vào thau thịt. Làm như vậy thì còn ai dám ăn nếu như họ đang nhìn thấy giống tôi. Tôi lên tiếng với chủ quán, yêu cầu bà đừng lấy giò heo cho tôi và một người khác cũng có yêu cầu như thế với chủ quán. Có vẻ câu nói của tôi làm ông khách nọ để ý và ông ta quay nhìn tôi. Ông ta nhìn tôi từ đầu tới chân với ánh mắt có vẻ ngạo nghễ, khuôn mặt khinh khỉnh. Trong tôi tự dịch ra thái độ của ông ta là: "Tao làm vậy đó... mầy làm gì tao?". Tôi tránh ánh mắt ông ta nhìn mình rồi không hiểu tại sao,tôi mở miệng nói bâng quơ: "Bóc kiểu đó ai mà dám ăn thau thịt?". Tự nhiên ông ta cười khà khà, tay gõ nhẹ lên bàn như đang theo một điệu nhạc nào đó cho đến khi tô bún nóng bốc khói được bưng đến mới ngưng. Ông ta bắt đầu ăn, tay phải cầm đũa bàn tay trái gác lên mặt bàn đưa các ngón tay đeo đầy nhẩn vàng to bự sự ra ngoài cho tôi nhìn thấy. Lúc nầy tôi mới chú ý, đàn ông gì mà đeo nữ trang còn hơn mấy bà mấy cô. Hai bàn tay không tôi đếm là bảy chiếc nhẩn, cà rá. Rồi đến hai cổ tay một bên mang chiếc lắc vàng bự hơn cái còng, bên còn lại là cái đồng hồ, đến sợi dây chuyền vàng to như sợi dây xích lòng thòng trên cổ. Bộ ổng không biết nặng hay sao ấy mà mang cả đống vàng trên người. Ăn xong tô bún ông ta móc gói thuốc ba số 5 ra quăng cái phịch lên bàn rút một điếu châm lửa vừa hút vừa xỉa răng. Ngồi nhẩn nha rồi ông ta hất hàm hỏi bà chủ quán: "Chiều qua bà góp tiền chưa hả?" Bà chủ quán đáp mà không nhìn lại: "Rồi! đưa cho bả rồi, ông hỏi gì nữa?" Ông khách cười khục khặc trả lời: "Vậy tốt! tưởng chưa trả mới hỏi" "Trước khi hỏi tôi thì ông phải hỏi bả chứ, chừng nào tôi không trả thì ông mới đòi còn giờ sáng đang buôn bán mà hỏi gì kỳ vậy", bà chủ quán nói. Ông khách trừng mắt lên trả lời: "Tôi hỏi vậy đó không được hả?" . Nghe họ đối đáp ta có thể biết rằng ông khách là chủ nợ của bà chủ quán. Dạng cho vay nặng lãi, góp tiền hằng ngày đang phổ biến hiện giờ.
Lúc đó con trai bà bán bún đang loay hoay sắp xếp lại mấy chiếc xe gắn máy của khách đâu ngoài hè. Gặp cái xe của tôi thì đã khóa cổ nên cậu ta hơi khó khi di chuyển nó, thấy vậy tôi vội chạy ra mở khóa cổ xe. Vừa bước lại vào quán thì nghe ông khách nói:" ba cái xe Tàu nầy quăng ra không ai thèm lấy, bày đặt khóa cổ" Nói xong ông ta phun cái phẹt xuống sàn nhà rồi đứng dậy kêu tính tiền. Giá tô bún chỉ 15.000đ mà lúc trả tiền ông ta móc cả sấp tiền ra với nhiều mệnh giá bạc trăm ngàn rồi từ từ lựa trả nhằm cho thiên hạ thấy mình có nhiều tiền. Tôi thì bình thản trước lời bình của ông ta, hạng người ngoài cái có tiền ra thì không có cái gì hết nữa như ông ta hơi đâu mà chấp. Có chấp cũng không làm được gì chỉ tổ thêm bực mình.
Khi ông khách đi khỏi, bà chủ quán mới mở miệng chửi sau lưng . "Mẹ! vợ nó làm chứ nó cà nhổng ăn không ngồi rồi để vợ nuôi mà làm giọng như ngon lắm, bày đặt hỏi nợ. Tui mà đưa tiền cho hắn là vợ hắn chửi cho tắt bếp, còn lâu hắn mới được rớ vô tiền làm ăn của vợ". Bất giác tôi phì cười, nghe tôi cười bà chủ quay qua như phân bua: "Mỗi ngày hắn ngữa tay nhận tiền vợ phát, vui thì thôi buồn thì bả chửi hắn như chửi con á. Vừa rồi hắn lem nhem với con nhỏ ở đợ làm sao ấy phải tốn mớ bạc cho con nhỏ im miệng không thưa gởi bằng không có nước mà đội.... Vậy mà làm phách. Lần nào cũng vậy, ra đây ăn tô bún trả tiền như người ta có hơn cắc nhỏ nào đâu mà hắn bươi nát hết thau thịt của tui. Trả hết nợ cho vợ hắn xong mà còn cái kiểu đó nữa là tui chửi cho biết mặt". Bà chủ vừa chửi lén vừa dằn cái giá múc nước lèo cái rầm lên bàn với khuôn mặt hậm hực.
Tôi trả tiền bước ra dắt xe đi làm, câu chuyện bực mình vừa qua cũng theo cơn gió thoảng mà bay đi. Đôi khi ta vẫn gặp những chuyện đại loại như vậy trong đời thường của mình. Tôi giở đồng hồ coi giờ và nhận ra rằng hôm nay thứ sáu ngày 13... Còn vài chuyện bực mình trong ngày nầy mà tôi chưa có thì giờ kể tiếp.
21/02/2009
CÁC PHẢN HỒI
Trả lờiXóa1/ Ông bạn binhquan thân mến,
Dĩ nhiên là đi đâu, ở đâu đều có loại người nầy, chỉ khác nhau là nhiều hay ít mà thôi. Những ngày tôi còn bên nhà thì không để ý lắm vì khi còn đi học chỉ lo học, khi ra đời phần nhiều là trong quân đội nên không thấy hạng người nầy. Đến khi qua sống xứ cờ hoa nầy thì nhan nhản ngoài đường. NGV tôi gọi là "đổi đời", ngày xưa bên VN chắc họ không có gì nên khi qua đây đủng đỉnh được vài đồng nên khoe khoang, chưng diện. Đã vậy có nhiều người đi làm lậu lấy tiền mặt rồi lãnh tiền trợ cấp an sinh xã hội mà đi xe Mercedes-Benz, BMW, mang nhẩn hột xoàn bự tổ chảng. Mỗi lần họ mở miệng ra là mua nhà bạc triệu mà tô phở 5 đô thì chê mắc. Mỗi lần ăn uống thì trả giá, kỳ kèo thêm thịt, thêm bún, thêm nước lèo nhưng không được tính tiền thêm.
Hay hay không là tính nhẫn nhục của từng người. Tôi thì chẵng thèm để ý tới họ chi cho mệt. Càng đơn giản cho đời sống thì càng ít lo loan, càng ít để ý đến những chuyện bực mình thì đêm ngủ càng ngon.
Thôi thì chuyện con cái, chuyện gia đình mình thì mình lo chứ lo chi những chuyện người ngoài chi cho mệt phải không ông bạn?
Thân mến.
TCB
2/BQ nè ,đúng là hôm đó thứ 6 ngày 13,chắc BQ bị "xui sẻo" nên gặp phải loại người như vậy ,tui it khi gặp kiểu này lắm .Có những người khi có ngày hôm nay ,họ quên bẳng đi trước đây mình thế nào ?họ luôn tự hào là họ được sinh ra ,và phải như vậy .những "kiểu này" bây giờ đầy nhóc ở ngoài đường hà !tốt nhất, không để bực mình ,thì nên tránh xa ,ông bạn ạ (không biết BQ có khó tính không nhỉ?)
skn
3/Cám ơn anh TCB & SKN có ý kiến. Không phải thấy người ta giàu có thì ganh ghét nhưng vì chướng mắt nên tôi mở miệng nói một câu bâng quơ hậu quả thì quý bạn đã rỏ. Ai giàu, ai nghèo đều không dính dáng gì đến mình nên tôi bàng quang tĩnh tọa trước mọi sự khoe khoang hay hay than thở. Họ có giàu mình củng đâu có cắc nhỏ nào đâu? Họ nghèo mình cũng đâu mất xu nào?
Hi SKN ơi! tui là người dễ tính và không thích đụng chạm gì đến ai hết á (nói thêm một chút nếu như tui mà có vàng ký ở trong nhà nhưng một cái nhẩn hai phân tui cũng không đeo nữa. Đeo để cho người ta để ý sao? Có cái giờ thì chưa có gờ ram vàng nào hết thôi)
BQ