Thứ sáu qua tôi nhận được lệnh công tác gấp, nơi đến thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.
Nhiệm vụ là sửa chữa một máy bị trục trặc của một nhà máy thủy điện và nhiệm vụ hai là giúp đỡ một công nhân của công ty bị bệnh ngặt nghèo khi đang công tác ngoài nhà máy thủy điện sông Hinh.
Nhiệm vụ là sửa chữa một máy bị trục trặc của một nhà máy thủy điện và nhiệm vụ hai là giúp đỡ một công nhân của công ty bị bệnh ngặt nghèo khi đang công tác ngoài nhà máy thủy điện sông Hinh.
Mười giờ sáng tôi cùng với hai người khác trong đó có một lái xe xuất phát rời công ty. Chiếc xe bốn chỗ hiệu Mazda cố chạy hết sức với tốc độ cho phép, chúng tôi chỉ nghỉ ăn cơm trưa khoảng 30 phút ở thành phố Phan Thiết rồi chạy suốt cho ra tới Tuy Hòa trước 10 giờ tối. Dọc đường tranh thủ ghé vào mua cho mỗi người ổ bánh mì cùng chai nước suối vừa ngồi trên xe vừa ăn để đỡ mất thời gian. Qua Phan Rang trời bắt đầu sụp tối, những ngọn núi sừng sững bên đường trở nên âm u kỳ bí trong màn đen dần bao phủ khắp nơi. Trời mấy ngày nay có bão nên mới hơn 5 giờ chiều mà đã tối, mưa không ngớt hạt suốt từ Phan Thiết trở ra. Đổ dốc đèo Cổ Mã là sụp tối hoàn toàn. Bãi biển Đại lãnh nhìn thật hoang vắng, ngoài khơi đen ngòm dù mưa to vẫn nghe tiếng sóng vỗ vô bờ thật dữ. Bắt đầu leo đèo Cả, tài xế cho xe giảm tốc độ từ từ. Ôi cái đèo gì mà cứ lên rồi xuống, xuống rồi lại lên quanh mấy cái cua hình chữ Z, chữ U trơn trợt thấy ớn. Suốt đoạn đèo 12 km chúng tôi nhìn thấy ba xe hơi lật trỏng gọng, tôi nhắc anh tài xế:"Trễ chút hổng sao, đừng như mấy cái xe lật là được rồi!"
9 giờ tối chúng tôi bắt đầu vô thành phố Tuy Hòa, đầu tiên là hỏi thăm bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên nơi mà người công nhân đang nằm điều trị. Sau khi được chỉ đường chúng tôi chạy lòng vòng tìm bệnh viện. Thành phố Tuy Hòa hơi nhỏ nhưng khá sạch sẽ, mới 9 giờ tối nhưng có lẽ vì mưa nên phố xá vắng người. Lưa thưa vài quán ăn, quán cà phê vắng khách là còn mở cửa còn đa phần nhà phố đóng cửa im lìm. Vào đến bệnh viện tôi trình cho bảo vệ xem giấy tờ và cho anh ta biết lý do vào đây mới được đưa xe vào trong khuôn viên bệnh viện. Chúng tôi lên phòng thăm bệnh, anh chàng bị bệnh nằm thiêm thiếp trên giường với nửa người bị sưng phồng. Nhất là khuôn mặt thật là lạ, nửa bên trái sưng to đỏ như tôm luộc, nửa bên phải thì bình thường. Rờ trán thì nóng như lửa, tôi hỏi nhân viên y tế trực thì được biết anh ấy bị tai biến mạch máu, may mà hai người công nhân đi cùng phát hiện kịp đưa vào đây, trễ chút là không biết hậu quả ra làm sao.
Sau khi hỏi han cho ra ngọn nghành, tôi điện thoại về gia đình anh ta cho biết tình hình thì được người thân của ảnh yêu cầu tôi chuyển anh về Chợ Rẫy. Giờ thì tôi trở thành người nuôi bệnh trong lúc chờ tới ngày anh ta chuyển viện. Hai người công nhân đi theo tôi ra vẽ sốt sắng trong việc đi xử lý cái máy bị hư (sau khi hỏi tôi cách sửa chửa, phương pháp làm) để trốn việc nuôi bệnh. Biết sao bây giờ vì khi đi thì sếp giao cho tôi hai nhiệm vụ, một là xử lý cái máy nhưng quan trọng hơn là xem bệnh tình của anh kia ra sao rồi tự quyết định làm những việc cần thiết để tránh những rắc rối cho công ty về sau. Cái máy thì có hai tay kia tình nguyện đi sửa chữa mà khỏi cần tôi chỉ huy, như vậy thì lẽ tất nhiên tôi phải lo cái quan trọng hơn (vậy mới mệt!). Hic hic! tháng rồi thì đi lo cấp cứu một ông nhậu xỉn té bị chấn thương sọ não rồi "đai" luôn, tháng nầy đi coi sóc một anh bị tai biến, không khéo tôi trở thành nhân viên chuyên cấp cứu chữa trị hay cứu hộ gì quá!
Hai tên chung nhóm với anh kia thì "bán cái" cho tôi rồi cáo bệnh về khách sạn ngủ với lý do trực cả ngày với anh nầy mệt quá giờ thông cảm cho họ đi nghỉ (?)Tôi đành OK và kêu tài xế chở tôi tới khách sạn tắm rửa rồi quay ra làm hộ lý cho bệnh nhân. Khi vào trực bên giường người bệnh thì tôi thật lòng lo lắng cho anh ta trước các triệu chứng nguy hiểm. Anh ấy cứ sốt cao liên tục mắt nhắm nghiền, miệng méo xẹo và cứ ú ớ không ra tiếng. Thỉnh thoảng co giật người, tôi quýnh quá không biết làm sao vì tình trạng đó kéo dài suốt hơn hai tiếng đồng hồ. Phóng sang phòng trực của khoa, tôi đập cửa réo ầm mấy cô mấy bà đang ngủ trong phòng, lúc đó là hơn 12H30. Nhận được những lời càu nhàu và yêu cầu tôi bình tĩnh, từ từ tôi cũng bình tĩnh trở lại. Tôi nói rõ ràng với chị y sỹ trực: "Bất cứ giá nào cũng phải cứu anh ta liền, tiền bạc bao nhiêu tôi cũng trả" (không phải ngon nhưng tôi có một túi tiền hơn 5 triệu, tiền công ty ứng cho tôi lo vụ nầy mà, thiếu thì phôn về có séc gởi ra tiếp khỏi lo gì về tiền bạc). Nên mình cứ như đại gia đang lo cho người thân bị bệnh "bằng như nhắm hổng xong cho tôi chuyển viện gấp về Chợ Rẩy ngay trong đêm, khỏi lo về chi phí, bao nhiêu cũng chi hết" (ngon hông?)
Hình như vẻ đại gia chắc cũng hù được vài người, bà Y sỹ vội vàng qua khám cho anh ta và chạy đi báo cho bác sỹ trực đang ngủ ở một phòng cuối dãy. Một lúc sau bà chạy vào cầm một ống chích và cho anh ta một mũi, xong bà chườm nước qua cái khăn lên trán cho anh và dặn tôi thỉnh thoảng nhúng nước lau mặt cho hắn. Thuốc hiệu nghiệm thiệt, chừng 5 phút sau anh ta ngủ có vẻ êm không ú ớ hay co giật gì nữa. Tôi nhẹ nhàng qua phòng trực và dúi vào tay của bà y sỹ vài trăm xin bồi dưỡng về công khó nhọc vừa rồi của họ. Lòng tôi nhẹ nhõm khi món mình đưa được người ta nhận (có phải tiền của mình đâu!)
Đêm trong bệnh viện thật yên tĩnh, chỉ có tiếng muỗi kêu vo ve. Mà muỗi ở đây bự thiệt, con nào con nấy bự như máy bay trực thăng! Chúng bắt đầu tấn công tôi tới tấp. Tôi bắt đầu giở "lạc anh chưởng pháp" ra mà chống đỡ, tả hửu chưởng xài hết công suất, trên rồi dưới, phải qua trái, trước ra đàng sau. Tiếng đập muỗi chan chát ở ngoài hành lang khoa làm một cu cậu chú ý. Cậu ta bước lại hỏi: "Chú ở Sài Gòn ra hả?" "- yes". Tôi nhìn người mới quen, ấy là một chàng còn khá trẻ, anh ta đang nuôi bệnh bà Nội mình nằm cùng phòng với "thân nhân" tôi. Cậu ta đưa tôi một bịt kem xức chống muỗi sau khi chu đáo cắt sẵn một góc bao cho tôi, "Chú thoa kem nầy lên tay chân, muỗi không cắn chú nữa đâu". Tấm thịnh tình của một người lạ nơi đất khách quê người làm tôi cảm động vô cùng. Đón nhận bao thuốc tôi mở lời cảm ơn, cậu ta chỉ cười rồi quay đi. Tôi xức kem vào tay chân và quả thật bọn muỗi không còn cắn tay chân tôi nữa nhưng chúng tấn công vào chỗ khác. Chúng chích xuyên qua quần áo, vào cổ...nên tôi đành dùng hết công lực chơi lại chúng với "lạc anh chưởng" và cả "giáng long thập bát chưởng".
Tôi vào thăm anh chàng Dũng (tên của người công nhân bị bệnh), thấy anh ta có vẻ ngủ yên. Tôi bước ra ngoài ban công và hút thuốc, vừa hút vừa quan sát toàn cảnh nhà thương. Bệnh viện có dáng vẻ cũ kỹ tuy khá rộng, nhiều góc sân rộng bị bỏ hoang cỏ mọc cao cả thước. Phần lớn các khu nhà đang tắt đèn chỉ vài dãy nhà là mở đèn tất cả đều im lìm chìm trong giấc ngủ, không biềt hiện giờ có bao người đang thức như tôi. Đang trầm ngâm trong khoảng không yên lặng thì anh bạn trẻ mới quen nhẹ nhàng bước tới cạnh tôi:
- Chú ở Sài Gòn ra đi suốt ngày, giờ phải thức chắc mệt lắm. Chú vào ghế bố của cháu nằm nghỉ một chút cho đỡ mệt đi"
- Cám ơn cháu nha! Thôi chú quen thức rồi (tôi xạo ấy mà chứ đang buồn ngủ muốn chết). Cháu tốt quá! - Tôi trả lời và nhìn thật kỹ khuôn mặt anh ta, một khuôn mặt hiền hậu chất phác. Nơi xa xôi nầy được một người dang tay giúp quả thật làm ta ấm lòng, đôi khi có lẽ tôi chưa chắc đã giúp ai trong trường hợp như vầy. Tôi hỏi han và kể cho cậu ta nghe trường hợp của mình và biết được cậu ta mới 24 tuổi nhưng đã có vợ sắp sinh. Anh ta hiện đang làm cứu hộ bờ biển tỉnh Phú Yên, lương tháng hơn một triệu. Mồ côi cha mẹ từ năm mười tuổi hiện đang sống với ông bà nội và bà nội của anh đang nằm trong phòng. Tôi sẽ nhớ mãi khuôn mặt nầy, cái tên nầy của một người thanh niên tốt bụng hiền lành chơn chất.
Gần 4 giờ sáng rồi! Tôi thả bộ xuống trước cổng bệnh viện tìm cà phê và cái gì bỏ bụng vì cả bữa chiều qua tới nay tôi chỉ có một ổ bánh mì lót dạ. Sau khi gởi chàng Dũng cho một bà đang nuôi chồng bị bệnh nằm ở giường kế bên.
Thành phố Tuy Hòa trong buổi sớm thật yên tĩnh, không khí trong lành. Sương mù đang bao phủ khắp nơi, tiết trời se lạnh, cái lạnh thật là dễ chịu. Người ta nói với tôi đi hết con đường Trần hưng Đạo nầy là ra tới biển, chắc biển Phú Yên đẹp lắm! Thật là tiếc vì tôi không có thời gian ra đó thưởng ngoạn. Tôi vào quán cà phê chếch lên với cổng bệnh viện ở bên kia đường. Chủ quán là một phụ nữ trẻ khá xinh, cô ta đon đả mời tôi vào quán và thật hay chỉ trao đổi vài câu cổ biết tôi là dân Sài Gòn mới ra. Trong quán đã có vài khách đang uống cà phê sau khi biết tôi là khách phương xa họ đều hỏi han niềm nỡ. Cà phê ở đây uống khá ngon chỉ có lạ là cách trình bày hơi khác với Sài Gòn. Ở trong nầy uống cà phê xong mới có trà, còn ở đây khách được mời dùng trà trước trong khi chờ cà phê, kèm với một cái chén đựng vài viên nước đá đập nhỏ. Bình trà thật nóng và rất thơm ngon, cô chủ quán đặc biệt cứ thay trà nóng cho tôi dù bình trà vẫn còn ấm. Cô bảo: "Anh uống trà nóng mới ngon, có gì chưa ưng ý cứ gọi không phiền gì hết" Hai người dân địa phương đang uống tự nhiên cầm ly qua ngồi chung bàn với tôi. Họ hỏi thăm lý do vì sao tôi ra đây và biết rằng sáng nay tôi sẽ chuyển Dũng về Chợ Rẫy, họ đã gởi lời chúc sức khỏe và mong cho chúng tôi về an lành.
Thành phố Tuy Hòa trong buổi sớm thật yên tĩnh, không khí trong lành. Sương mù đang bao phủ khắp nơi, tiết trời se lạnh, cái lạnh thật là dễ chịu. Người ta nói với tôi đi hết con đường Trần hưng Đạo nầy là ra tới biển, chắc biển Phú Yên đẹp lắm! Thật là tiếc vì tôi không có thời gian ra đó thưởng ngoạn. Tôi vào quán cà phê chếch lên với cổng bệnh viện ở bên kia đường. Chủ quán là một phụ nữ trẻ khá xinh, cô ta đon đả mời tôi vào quán và thật hay chỉ trao đổi vài câu cổ biết tôi là dân Sài Gòn mới ra. Trong quán đã có vài khách đang uống cà phê sau khi biết tôi là khách phương xa họ đều hỏi han niềm nỡ. Cà phê ở đây uống khá ngon chỉ có lạ là cách trình bày hơi khác với Sài Gòn. Ở trong nầy uống cà phê xong mới có trà, còn ở đây khách được mời dùng trà trước trong khi chờ cà phê, kèm với một cái chén đựng vài viên nước đá đập nhỏ. Bình trà thật nóng và rất thơm ngon, cô chủ quán đặc biệt cứ thay trà nóng cho tôi dù bình trà vẫn còn ấm. Cô bảo: "Anh uống trà nóng mới ngon, có gì chưa ưng ý cứ gọi không phiền gì hết" Hai người dân địa phương đang uống tự nhiên cầm ly qua ngồi chung bàn với tôi. Họ hỏi thăm lý do vì sao tôi ra đây và biết rằng sáng nay tôi sẽ chuyển Dũng về Chợ Rẫy, họ đã gởi lời chúc sức khỏe và mong cho chúng tôi về an lành.
Khi tính tiền tôi chỉ trả tiền cùng giá với người dân địa phương, có nghĩa là tôi không bị chặt chém vì là người phương xa đến. Cả khi tôi ăn tô bún cá cũng vậy, chỉ 10.000đ như người khác không mắc hơn xu nào. Chưa muốn nói rằng hình như tôi được ưu ái hơn, cà phê pha đậm hơn, trà luôn nóng. Tô bún hình như cá nhiều hơn các tô khác, thích nhất là người bán luôn hỏi tôi: "Cà phê anh uống có ngon không?","Nước lèo có vừa miệng không anh?" Họ rất quan tâm đến người khách phương xa. Tôi về tới Sài Gòn vẫn còn vương vấn mùi vị tô bún cá, chỉ 10.000đ một tô mà cá nhiều hơn bún, thịt cá thật tươi ngon mà không tanh.
Người dân Phú Yên thật là dễ thương, hiền hòa hiếu khách. Những người dân địa phương mà tôi có dịp tiếp xúc ai cũng niềm nỡ, cư xử đúng mức. Họ chỉ dẫn tận tình và tôi biết rằng họ sẵn sàng giúp đỡ nếu như tôi có yêu cầu. Cô chủ quán cà phê, chị Y sỹ trong bệnh viện đều đề nghị tôi nán lại chút thời gian để mua dùm tôi ít mắm cá thu, cá mực tươi để đem về làm quà. Họ nói rằng chỉ chừng hai trăm ngàn thôi là tôi có cả thùng "mút sốp" hải sản tha hồ mà tặng người thân. Thật là tiếc hùi hụi!
Tôi đưa anh Dũng về bằng taxi Thuận Thảo cùng với chị y sỹ của bệnh viện Phú Yên. Trên đường về khi qua cầu Đà Rằng tôi ngoáy nhìn lại thành phố Tuy Hòa và hứa với lòng rằng một ngày nào đó tôi sẽ quay lại nơi đây. Lúc đó tôi sẽ có thời gian thăm viếng các nơi, tôi sẽ ra bờ biển nơi có anh chàng trẻ tuổi làm nghề cứu hộ thật hiền lành chất phác, sẽ ngồi lại quán cà phê trò chuyện cùng cô chủ quán xinh xắn nọ v.v...
Tạm biệt Phú Yên, tạm biệt thành phố Tuy Hòa nhỏ nhắn xinh đẹp cùng với những người dân hiền lành hiếu khách đã để lại cho tôi ấn tượng khó quên.
binhquan - 09/10/2008
CÁC PHẢN HỒI
Trả lờiXóa1/Một bài tùy bút vừa dài, vừa hay, vừa ly kỳ!
Đầu tiên là chúc mừng BQ trở về an toàn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nghe BQ mô tả con đường chữ Z trơn trợt và cảnh bọn muỗi oanh tạc mà thấy ớn xương sống đó!
Chuyến công tác khá là gian khổ nhưng cũng vui vì được tiếp xúc với những người địa phương hiếu khách, tốt bụng, nhất là cô hàng cà phê xinh xắn. Cũng thích ghê, BQ nhỉ???
Kế đến xin bày tỏ điều này:
Rõ ràng ở đâu cũng có người tốt, BQ nhỉ? Nhớ mùa thu năm 2005, TNP được đi dự tập huấn ở Hà Nội (lâu lâu hên mới được đi, vì mình đâu phải là cán bộ cao cấp), lúc TNP một mình* lang thang xách máy ảnh ra Hồ Tây, TNP gặp một chị đứng tuổi đang ngồi nghỉ ở băng đá trong công viên (nhìn là biết người đi tập thể dục buổi sáng), TNP mạnh dạn nhờ chị cầm máy chụp cho vài kiểu kỷ niệm. Thế rồi chị hỏi han, biết TNP là người miền Tây, chị rất mừng rỡ và tình nguỵện làm thợ nhiếp ảnh và hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư cho TNP. Chị còn dẫn TNP đến thăm chùa Trấn Quốc nữa! Ôi thật là cảm động!
Mấy hôm sau, TNP tình cờ gặp người thầy cũ đã nghỉ hưu và thầy đã tình nguyện đưa TNP đi đến tận Bắc Ninh để thăm Đền Đô (nơi thờ 8 vị vua đời Lý). Đó là người thầy liêm khiết, nhân hậu, hết lòng vì HSSV mà TNP vô cùng kính trọng. Ơn này của thầy biết bao giờ mới trả được!
-------------------------------------------------
* Lúc TNP mới ra HN, chưa có quen ai ở các tỉnh Nam bộ khác để rủ cùng đi nên TNP đi một mình, cũng do ông anh ngang hông gọi điện ra thúc giục và…chửi:
“Em gái đang làm gì, ở đâu đó?... Còn “nướng” ở khách sạn hả? …Trời, chừng về trong nầy “nướng” hổng được sao? Khách sạn có gì vui mà em lưu luyến nó dữ vậy?... Có mau xuống đường đi tản bộ để hưởng cái không khí “mùa thu Hà Nội” buổi sáng cho biết với người ta hông?! Sao em quê quá vậy, hả? hả?”
Ông làm sáng hôm đó em gái ông muốn rụng cái cặp giò!
TNP
2/Phải Bình Quân về xứ Tân Châu tui, Bình Quân sẽ thấy người Tân Châu tui còn hiếu khách, hiền hòa, thân thiện hông thua gì người Phú Yên đâu nha bạn.
Tui kể chuyện này cho Bình Quân nghe:
Có người khách về một vùng quê Tân Châu. Ông ta ghé vô tiệm mua 1 ổ bánh mì và nói muốn ăn bánh mì ốp la (do ông ta không muốn ăn bánh mì thịt có sẵn của tiệm, sợ không hợp vệ sinh). Chị chủ nhà bảo hết hột gà sống rồi, muốn có phải chờ một lát con gà mái nhà nó đẻ. Thế là người khách phương xa ngồi đợi. Lát sau, chị chủ nhà chun xuống sàn lượm cái trứng gà còn nóng hổi lên làm cái ốp-la cho người khách và lấy tiền cái trứng là một ngàn đồng cộng với tiền ổ bánh mì không (giá cái trứng gà sống lúc đó là một ngàn).
Người khách trố mắt ngạc nhiên:
- Sao chị lấy rẻ thế? Còn tiền dầu mỡ và chất đốt nữa sao chị không tính? Rồi còn công nữa chứ!
Chị chủ nhà hiền lành:
- Ối, có bấy nhiêu đâu anh ơi! Lâu lâu anh ở xa mới đến đây, đáng lẽ tui hổng lấy tiền, nhưng biết là dễ gì anh chịu...
Ông khách này là đồng nghiệp của NT tui, thỉnh thoảng ông lại nhắc với tui kỷ niệm này và luôn khen người Tân Châu tui đó.
NT
3/Bình Quân thân!
Đọc bài tùy bút này Nganga 158 xin nói cảm nghĩ của mình nhé: thật"dễ thương"! Nó có tính "nhân bản" làm sao! Tất cả những tấm lòng nhân ái sẽ đưa tình yêu nhân loại lên một ngôi cao và đặt vào lòng mỗi con người một niềm tin cho cuộc sống vốn cái xấu cứ như che mờ đi cái đẹp...
BQ biết không, nganga vì tin người mà phải bị mất hết tiền, đôi khi tánh mạng còn bị đe dọa nhưng rồi sau đó lại có nhũng tấm lòng cao thượng giúp nganga vượt lên và bằng tất cả nghị lực vốn có nganga cố bườn, cố níu để đứng lên.
Hôm nay đọc bài này, nganga thấy thật trân trọng những tấm lòng nhân hậu. Nếu ai cũng có những tâm hồn thánh thiện, "thương người như thể thương thân", thì xã hôi này là một thiên đường, những tiếng khóc không còn và thay vào đó những tiếng cười trọn vẹn...
NGANGA158